Hồng bì dại (châm châu) điều trị ghẻ, giảm sưng đau do bong gân

Cây hồng bì dại

Ngoài cây hồng bì (hay còn gọi là quất bì, Clausena lansium) thì ở nước ta còn có cây hồng bì dại. Cây này cũng được dùng làm thuốc trong nhiều trường hợp, đặc biệt là đắp bó ngoài da khi bị tê thấp dẫn đến đau đầu gối.

Vậy, nó có đặc tính gì và có thể điều trị các bệnh gì? Cách dùng như thế nào và có cần lưu ý gì không?

Vài nét về cây hồng bì dại

Cây hồng bì dại có tên khoa học là Clausena excavata, thuộc họ Giổi. Ngoài tên gọi này, cây còn được gọi bằng các tên khác như cây châm châu, dâm hôi, dâu gia xoan, dâu da xoan, mắc mật… (1) (2).

Cây hồng bì dại
Cây hồng bì dại

Đặc điểm:

  • Là cây thân gỗ nhỏ, không có gai và cao không quá 5 m.
  • Lá kép lông chim với 15 – 21 lá chét, lá có mùi hôi hôi, phiến lá trơn nhẵn ở mặt trên, nhiều lông ở mặt dưới.
  • Hoa màu hồng nhạt, có 4 cánh hoa.
  • Quả mọng, màu đỏ hoặc cam, chứa 1 hoặc 2 hạt bên trong.

Ở nước ta, cây này mọc chủ yếu ở các tỉnh miền Bắc và Tây Nguyên.

Cây hồng bì dại
Cây hồng bì dại

Công dụng làm thuốc của cây hồng bì dại

Nhiều bộ phận của cây hồng bì dại đều có thể dùng làm thuốc như: cành lá, vỏ cây, hạt, rễ…

1. Lá cây

Theo kinh nghiệm dân gian, lá châm châu (hồng bì dại) lúc còn non có thể dùng làm rau ăn.

Với lá trưởng thành, nó có vị đắng và có các công dụng như:

  • Sát trùng, tiêu viêm.
  • Giã nát, trộn với chút rượu hoặc giấm rồi đắp lên chân giúp giảm sưng đau do bong gân, viêm khớp…
  • Nấu nước để rửa các nốt ghẻ, mụn nhọt.
.

Riêng với trường hợp ghẻ và mụn nhọt, dân gian còn lấy lá hồng bì dại (lá tươi), giã nát với lá đại bi rồi vắt lấy nước, bôi lên thường xuyên (2).

2. Vỏ cây

Vỏ cây hồng bì dại có vị đắng và có các công dụng như:

  • Bồi bổ, làm se.
  • Điều trị đau bụng do kém tiêu.
  • Điều trị ho đờm khán cổ.

Cách dùng: mỗi ngày, lấy từ 8 – 16 g vỏ cây, sắc lấy nước uống (2).

Cây hồng bì dại
Cây hồng bì dại

Các nghiên cứu về cây hồng bì dại (châm châu)

Cây hồng bì dại được biết đến như một cây thuốc cổ truyền với nhiều tiềm năng y học. Nhiều năm qua, các nghiên cứu cơ bản và chuyên sâu về nó đã được tiến hành.

Trong đó, có thể kể ra các kết quả sau:

  • Theo tạp chí Fitoterapia, lá cây hồng bì dại có chứa các hoạt chất có tác dụng chống nấm (chống lại nấm Candida Tropicalis, Rhizoctonia solani, Sclerotinia sclerotiorum… và nhiều loại khác) (3).
  • Bên cạnh đó, theo tạp chí Planta Medica thì trong cây hồng bì dại cũng chứa ít nhất 8 hợp chất có tác dụng kháng khuẩn, 4 hoạt chất có tác dụng kháng nấm (4).
  • Theo tạp chí Phytotherapy Research, chiết xuất etanol thô từ rễ cây hồng bì dại có chứa hoạt chất giúp ức chế HIV – 1 (5).
  • Theo tạp chí Phytochemistry, lá cây hồng bì dại có chứa hoạt chất safrole giúp chống lại sự kết tập tiểu cầu (6).
  • Theo tạp chí Pest Management Sciences, tinh dầu từ cành và lá cây hồng bì dại có chứa các thành phần giúp chống lại ấu trùng muỗi, cụ thể là loài Aedes aegypti L. và Aedes albopictus (7).
  • Theo tạp chí Asian Pacific Journal of Tropical Biomedicine, chiết xuất methanolic từ cây hồng bì dại có thể thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương thông qua các hoạt động chống viêm và chống áp xe của nó (8).
  • Theo tạp chí Chemistry and Biodiversity, thân và lá của cây hồng bì dại có chứa hoạt chất giúp chống lại tế bào ung thư A549 và HeLa (9).
Nguồn tham khảo
  1. Hồng bì dại, https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%93ng_b%C3%AC_d%E1%BA%A1i, ngày truy cập: 27/ 01/ 2022.
  2. Võ Văn Chi, Từ điển cây thuốc Việt Nam, tập 1, trang 407.
  3. A new antifungal coumarin from Clausena excavatahttps://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0367326X11002796, ngày truy cập: 27/ 01/ 2022.
  4. Coumarins and Carbazoles from Clausena excavata Exhibited Antimycobacterial and Antifungal Activities, https://www.thieme-connect.com/products/ejournals/abstract/10.1055/s-2003-37716, ngày truy cập: 27/ 01/ 2022.
  5. Anti-HIV-1 limonoid: first isolation from Clausena excavata, https://onlinelibrary.wiley.com/doi/abs/10.1002/ptr.1381, ngày truy cập: 27/ 01/ 2022.
  6. Chemical and antiplatelet aggregative investigation of the leaves of Clausena excavata, https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0031942200950131, ngày truy cập: 27/ 01/ 2022.
  7. Insecticidal activities of leaf and twig essential oils from Clausena excavata against Aedes aegypti and Aedes albopictus larvaehttps://onlinelibrary.wiley.com/doi/abs/10.1002/ps.1693, ngày truy cập: 27/ 01/ 2022.
  8. Methanolic extract of Clausena excavata promotes wound healing via antiinflammatory and anti-apoptotic activities, https://www.apjtb.org/article.asp?issn=2221-1691;year=2020;volume=10;issue=5;spage=232;epage=238;aulast=Albaayit, ngày truy cập: 27/ 01/ 2022.
  9. A New Cytotoxic Carbazole Alkaloid and Two New Other Alkaloids from Clausena excavata, https://onlinelibrary.wiley.com/doi/abs/10.1002/cbdv.201200395, ngày truy cập: 27/ 01/ 2022.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0
Hỏi đáp
Nhắn tin
Gọi điện