Dây ký ninh (dây cóc) và bài thuốc dân gian điều trị bệnh sốt rét

Cây dây ký ninh

Nếu bạn là một người con của miền núi Tây Bắc chắc hẳn không lạ gì loại cây thân dây mọc hoang, có các nốt sần sùi trên thân dây – vâng đó chính là dây ký ninh, loại cây thân dây nhỏ với những công dụng điều trị bệnh rất hay.

Tên khoa học

Dây ký ninh có tên khoa học là Tinospora crispa (L.) Miers, thuộc họ tiết dê (1).

Cây còn có tên gọi khác như: dây thần nông, cây sốt rét, dây cóc, cóc ký ninh – nghĩa là loại dây có da sần sùi như da con cóc…

Mô tả

  • Thân: Dây ký nính có hình thù khá đặc biệt, thoạt đầu nhìn thấy loại thảo dược này bạn sẽ cảm thấy hết sức ngạc nhiên khi thân cây có một lớp da sần sùi trải khắp phần thân dây của loại thảo dược này. Dây mọc dài nhiều mét, thường mọc dựa vào các cây bụi hãy các cây gỗ trong rừng.
  • Lá: Cây thuộc họ tiết dê, lá cây có hình tim, mặt lá xanh bóng, vỡi những đường gân nổi đối xứng nhau. Lá có mặt trên màu xanh thẫm, mặt dưới màu xanh nhưng nhạt hơn.
  • Quả hình bầu dục, khi quả chín có màu đỏ.
  • Mời bạn xem hình ảnh để hình dung được chi tiết hơn mô tả loại thảo dược này.
Hình ảnh dây ký ninh, hay dây sốt rét
Hình ảnh dây ký ninh, hay dây sốt rét

Phân bố, thu hái

Cây ít thấy ở miền đồng bằng mà chỉ thường thấy nhiều ở các vùng núi cao, có nhiều ở các tỉnh miền Tây Bắc nước ta. Loài cây này mọc nhiều ở ven đồi, ven bờ suối, những nơi có nhiều cây bụi rậm rạp thường có nhiều cây ký ninh mọc hoang.

Trồng cây bằng cách dâm cành, việc nhân giống cực kỳ đơn giản (Chỉ cần cắt một đoạn dây ngắn dâm xuống đất, tưới nước đầy đủ là khoảng 2 tuần sau đã bén rễ và phát triển như một cây giống) Vì vậy nếu có ý định trồng loại thảo dược này sẽ rất thuận lợi các bạn nhé.

Người dân thường lấy toàn bộ thân cây (Phần thân già có nhiều gai sần sùi), về tuốt sạch lá, sau đó đem thái thành từng lát mỏng phơi khô để làm thuốc.

Tính vị

Cây có vị đắng, tính mát, thường được dân gian sử dụng làm thuốc điều trị cảm sốt.

Công dụng của dây ký ninh

Kinh nghiệm dân gian thường dùng dây ký ninh làm thuốc để điều trị bênh sốt rét và một số công dụng hay điển hình là những công dụng chính như:

  • Điều trị sốt rét
  • Tăng cường tiêu hóa
  • Bồi bổ cơ thể
  • Điều trị cảm sốt
  • Điều trị bênh lở ngứa ngoài da
Dây kí ninh cắt khúc
Dây cắt khúc

Cách dùng dây ký ninh làm thuốc

Dùng sắc uống điều trị sốt rét: Dây ký ninh khô 10g, dây đau xương khô 15g, cả hai vị đem sao vàng hạ thổ sắc uongs hàng ngày, có công dụng điều trị sốt rét và cắt cơn do bệnh sốt rét (2).

Điều trị lở ngứa ngoài da: Dùng toàn cây đun lấy nước đặc rửa các vùng da bị viêm ngứa có hiệu quả rất tốt.

Dùng nấu cao

  • Dân gian còn dùng dây này nấu thành dạng cao để điều trị sốt rét, bồi bổ và tăng cường tiêu hóa.
  • Liều dùng: Cao đặc với liều dùng khoảng 1,5g/ngày, chia làm hai lần rồi hòa với nước uống hàng ngày.

Dùng ngâm rượu

Dây ký ninh còn được dùng dưới hình thức ngâm rượu thuốc, rượu ký ninh có công dụng bồi bổ cơ thể, tăng cường tiêu hóa, cách ngâm như sau:

  • Tỷ lệ ngâm: 1kg dây ký ninh khô sao vàng, ngâm với 3 lít rượu
  • Ngâm trong thời gian khoảng 1 tháng là dùng được
  • Liều dùng: Ngày dùng 2 ly đến 3 ly rượu nhỏ, nên dùng trong các bữa ăn.

Một số nghiên cứu về dây ký ninh

  1. Xác định hoạt động chống oxi hóa của thảo dược dây ký ninh, được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu tại Đại học Lausanne, Lausanne, Thụy Sĩ và Đại học Airlangga, Surabaya, Indonesia (3).
  2. Xác định hoạt động hạ đường huyết từ chiết xuất cây ký ninh, thực nghiệm bởi nhóm nghiên cứu tại Trường Dược, Đại học Y, Đài Loan. Thí nghiệm tiêm trong phúc mạc chuột mắc bệnh tiểu đường. Nhóm nghiên cứu nhận thấy giảm đáng kể nồng độ glucose huyết tương ở chuột bình thường và chuột mắc bệnh tiểu đường loại 1 do streptozotocin gây ra. Kết luận cây kí ninh làm một thảo dược có hoạt động hạ đường huyết đáng kể (4).

Những lưu ý khi sử dụng làm thuốc

Tự nhiên còn có một loại cây ký ninh khác với tên khoa học là Tinospora cordifoLIa Miers với hình dáng gần giống, điểm khác biệt là thân cây có nốt sần nhưng nốt sần nhỏ và ít hơn. Theo kinh nghiệm dân gian loại thảo dược này cũng có tác dụng tương tự, dưới đây là hình ảnh vị thuốc này

Cây ký ninh Tinospora cordifoLIa Miers.
Cây ký ninh Tinospora cordifoLIa Miers.

Tham khảo: Dây lõi tiền rễ dài điều trị vàng da, tiểu buốt, đau khớp xương

Nguồn tham khảo
  1. Dây ký ninh, Sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” – Đỗ Tất Lợi – Nhà xuất bản y học năm 2004 – Bản in trang 614, 615, ngày tham khảo 14 tháng 02 năm 2020.
  2. Nhiều tác giả, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập 1, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2004, trang 649, 650, ngày tham khảo 14 tháng 02 năm 2020.
  3. Antioxidant and Lipophilic Constituents of Tinospora crispa, https://www.thieme-connect.com/products/ejournals/abstract/10.1055/s-2006-957466, ngày truy cập 14 tháng 02 năm 2020.
  4. Hypoglycemic Diterpenoids from Tinospora crispa, https://pubs.acs.org/doi/abs/10.1021/np200692v, ngày truy cập 14 tháng 02 năm 2020.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0
Hỏi đáp
Nhắn tin
Gọi điện