Lá cơm kìa là một loại lá rừng đặc biệt của miền Tây Bắc, lá có vị đắng và được người dân sử dụng như một món ăn vị thuốc quý với công dụng chính là điều trị bệnh đường ruột, bệnh về chức năng gan.
- Tên khác: cây rau đắng, lá kìa đắng, cây khôm kìa, lá mật vịt…
- Tên khoa học: đang cập nhật.
- Họ: đang cập nhật.
Mô tả cây cơm kìa
- Thân: Là dạng cây thân thảo sống lâu năm, mọc thấp dưới mặt đất – cây thường chỉ cao khoảng 30cm, mọc dưới những tán cây, lùm cây ven đồi.
- Lá: Lá cây cơm kìa là dạng cây lá kép hình lông chim với những cặp lá mọc so le nhau trên cuống lá. Mỗi lá kép là một cặp gồm 7 lá mọc so le nhau. Cuống lá vuốt nhọn, mép lá có nhiều răng cưa lớn hiện rõ, gân lá nổi rõ trên cả mặt trên và mặt dưới.
- Rễ: Dạng rễ chùm.
Cây cơm kìa mọc ở đâu ?
Cây có mọc ở hầu hết các vùng đồi núi nước ta, nhiều nhất ở những khu vực ven suối nơi có đất ẩm thường có nhiều cây cơm kìa mọc.
Loài cây này thường có nhiều nhất ở các tỉnh như Yên Bái, Cao Bằng.

Thu hái, sử dụng:
Cây được thu hái vào mùa hè, người ta ngắt phần thân lá trên mặt đất về rửa sạch dùng tươi hay đem phơi khô để dùng dần trong năm. Mời các bạn xem video người dân hái lá cơm kìa trên đồi.
Tính vị
Đặc điểm của cây là có vị đắng (Vị gần giống như mật con vịt), tính bình.
Công dụng của lá cơm kìa
Caythuoc.org không tìm thấy thông tin vị thuốc này trong các sách y học cổ truyền, mà mới chỉ được dùng theo kinh nghiệm từ trong dân gian – với những công dụng chính như sau (1):
- Mát gan, lợi mật: Dân gian sử dụng lá cơm kìa như một vị thuốc lợi gan mật, món canh cơm kìa thường có trong những bữa cỗ với 2 mục đích chính là giúp món cỗ thêm vị đặm đà, vừa giúp tăng cường chức năng gan mật giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
- Giải độc bia rượu: Đây là tác dụng quý giá của loại cây này, để giải rượu có thể dùng theo cách nấu canh cơm kìa dùng trong bữa tiệc hoặc pha trà cơm kìa khô uống sau khi uống rượu say. Nhưng hiệu quả nhất vẫn là ăn canh cơm kìa (2).
- Điều trị bệnh về đường ruột như: Viêm đại tràng, tiêu hóa kém, ăn uống khó tiêu.
- Bổ mát, tăng cường sức khỏe: Người dùng canh cơm kìa thường thấy sức khỏe được cải thiện và giảm mệt mỏi sau khi sử dụng.
- Điều trị mụn: Nhờ hiệu quả giải độc gan, chức năng gan hoạt động tốt hơn nên lá cơm kìa còn có công dụng giúp giảm mụn hiệu quả, an toàn và lâu dài.
- Hỗ trợ điều trị tiểu đường: Đây cũng là một kinh nghiệm quý trong dân gian, khi người dùng nhận thấy hiệu quả hạ đường huyết rõ rệt khi sử dụng canh lá cơm kìa.
Cách dùng lá cơm kìa làm thuốc
1. Nấu canh lá cơm kìa với các loại rau
Lá cơm kìa có thể nấu canh chung với các loại rau, củ quả thông thường, giúp cho nồi canh có vị đắng, thơm ngon và đặc biệt là rất tốt cho sức khỏe, tiêu hóa.
- Các loại rau có thể nấu chung: Rau lang, rau ngót, khoai tây, các loại cải, canh xương….
- Chuẩn bị: Lá cơm kìa khô một dúm nhỏ khoảng 3 lá khô (hay tươi), rau bột nêm, chút dầu ăn và hành, nước sạch đủ dùng.
- Thực hiện: Nấu xanh như thông thường, sau đó thá nhỏ lá cơm kìa thả vào nồi canh là được.
- Lưu ý: Chỉ cần khoảng 2 đến 3 lá là đủ nồi canh sẽ có vị đắng, tùy khẩu vị và khả năng ăn đắng mà bạn điều chỉnh cho hợp lý. Canh nấu với vài lá cơm kìa rất ngon, tốt, bổ dưỡng vì vậy hãy ăn hàng ngày bạn nhé.
2. Cách nấu canh cơm kìa ngon:
- Chuẩn bị: Lá cơm kìa khô một dúm nhỏ khoảng 15g, hoặc lá tươi 100g, bột nêm, mẻ, 2 lá chanh tươi, chút dầu ăn và hành, nước sạch 1,5 lít.
- Chế biến:
- Với lá khô: Các bạn cần ngâm lá khô với nước trong thời gian khoảng 20 phút cho lá nở to ra, sau đó rửa nhẹ tay để không là lá bị nát và mất chất, để ráo nước rồi thái nhỏ.
- Với lá tươi: Rửa sạch, để ráo nước, thái nhỏ là được.
- Thực hiện: Phi hành mỡ cho thơm, đổ rau vào xào qua, nêm chút bột nêm và thêm chút mẻ (Không nên cho nhiều để khỏi bị quá chua) vào để đảo đều cho ngấm. Sau đó đổ nước vừa đủ vào để dùng với số lượng người ăn. Đun nước cho tới khi sôi bùng lên, tắt bếp và thêm chút lá chanh tươi đã thái nhỏ vào nồi canh để tăng thêm hương thơm. Nêm nếm thêm bột ngọt cho vừa miệng.
- Sử dụng: Canh cơm kìa có vị đắng, mùi thơm, mát dịu, là một món ăn tuyệt vời trong mâm cỗ người miền núi nước ta.
Các món ăn có sử dụng lá cơm kìa: Ngoài nấu canh xuông, lá kìa còn được sử dụng làm rau trong một số món ăn dân tộc như lá cơm kìa nấu pịa châu, pịa dê hay lá cơm kìa nấu canh xương, nấu canh thịt….
3. Cách pha trà cơm kìa:
- Chuẩn bị: Lá khô 10g hoặc lá tươi 100g, nước sôi 01 bình thủy.
- Thực hiện: Lá khô (tươi) rửa sạch, vẩy khô nước rồi bỏ vào bình và tráng qua một lần bằng nước sôi. Chế thêm khoảng 1 lít nước sôi vào bình, ủ trong thời gian khoảng 20 phút cho ngấm. Sau đó rót nước ra sử dụng hàng ngày. Uống hết nước cốt 1 có thể chế thêm chút nước sôi để uống lần 2 cho tới khi nhạt thì thôi.
Lưu ý
Không nhầm lẫn cây cơm kìa với cây kim thất tai hay cây mật gấu lấy lá, mặc dùng những cây này cũng có tên gọi là cây lá đắng nhưng hình dáng kích thước và công dụng khác nhau, sử dụng khác nhau.
Điểm khác nhau: Cây mật gấu cho lá là dạng cây thân gỗ nhỏ, có thể cao tới 2 mét, lá mọc đơn không có răng cưa, hiện nay cây này được nhiều nơi trồng tại vườn hay hàng rào. Công dụng chính của nó là hạ đường huyết, dưới đây là hình ảnh của loại cây này, các bạn lưu ý tránh nhầm lẫn nhé.

Giá bán lá cơm kìa
Hiện nay lá cơm kìa được cung cấp trên thị trường dưới dạng lá phơi khô, giá bán 600.000đ/kg lá khô.
Lý do tại sao giá bán lá cơm kìa khô lại cao đến vậy, lý do đơn giản vì loại cây này ngoài tự nhiên khá hiếm và chỉ có ở một số vùng đồi núi nhất định. Hơn nữa phơi lá tươi cơm kìa rất hao, 10kg lá tươi đem phơi khô mới được 1kg lá khô, vì vậy giá bán lá khô có thể lên tới 600.000đ ~ 700.000đ/kg tùy thời điểm.
Hãy liên hệ caythuoc.org qua số ĐT: 0978784411 để mua được sản phẩm sạch và chất lượng.
Sầm ngọc thụy –
Tôi dùng lá cơm kìa chữa dạ dày nhưng tôi không chịu được đắng vậy tôi có thể cho thêm cỏ ngọt để bớt đắng dễ dùng hơn có được không nhờ thầy thuốc tư vấn giúp tôi với tôi xin cám ơn
Cayhuoc org (Dược sĩ) –
Chào bạn.
Theo dân gian cỏ ngọt và cơm kìa không kỵ nhau, do vậy Bạn có thể dùng thêm cỏ ngọt kết hợp với lá cơm kìa được bình thường bạn nhé.
Khách –
Bầu uống được k ạ
Caythuoc.org (Dược sĩ) –
Chào bạn, lá cơm kìa dùng rất lành tính bà bầu có thể dùng được bạn nhé