Cách dùng mật ong điều trị hủi (phong cùi) và ứng dụng làm đẹp từ mật

Mật ong

Có một thời, bệnh phong cùi (hay còn gọi là bệnh hủi) là nỗi ám ảnh của những người mắc phải.

Không chỉ khổ sở vì căn bệnh, các bệnh nhân hủi còn phải sống trong mặc cảm; bị xa lánh, kỳ thị, phải trốn vào rừng núi và hạn chế nghiêm ngặt việc tiếp xúc với con người.

Nỗi đau đó, nhà thơ Hàn Mặc Tử cũng đã từng trải qua và những vần thơ đau đớn nhất của ông cũng là những vần thơ được viết trong những ngày cuối đời khốn cùng, bị giày vò cả thể xác lẫn tinh thần vì căn bệnh:

Áo ta rách rưới trời không vá
Mà bốn mùa trăng mặc vải trăng.
Không ai chết cả sao lòng buồn như tang?

(Lang thang)

Cách dùng mật ong điều trị hủi (phong cùi)

Ngày nay, ở nước ta, bệnh hủi đã không còn đáng sợ vì đã có thuốc điều trị hiệu quả và nhiều loại thuốc cũng được cấp miễn phí (1).

Riêng với mật ong, y học cổ truyền phương Đông có ghi lại bài thuốc điều trị phong cùi bằng cách lấy 1 kg củ gừng tươi giã nát, ép lấy nước rồi hòa với nửa kg mật ong, sau đó nấu cho sáng đặc thì cất trữ để dùng dần. Mỗi ngày, người bệnh uống ba lần vào sáng, trưa và chiều, mỗi lần uống thì lấy một viên to bằng quả táo, hòa với rượu ấm mà uống.

Lưu ý: Khi dùng bài thuốc này thì không được ăn hay uống các thực phẩm có tính lạnh, chất lạnh và không được dùng giấm (2).

Cách dùng mật ong điều trị hủi
Cách dùng mật ong điều trị hủi

Các bài thuốc thông dụng có dùng mật ong

Nhắc đến mật ong, chúng ta thường nghĩ đến công dụng bồi bổ, giảm ho và điều trị một số bệnh về tiêu hóa. Tuy nhiên, trên thực tế, mật ong còn được dùng trong các bài thuốc như:

1. Điều trị đại tiện không thông

Trường hợp này, ta không dùng mật để uống mà làm thành viên đặt. Cách làm như sau:

  • Chuẩn bị: 200 ml mật ong nguyên chất.
  • Thực hiện: cho mật vào chảo, đun bằng lửa nhỏ cho đến khi mật kẹo lại như mạch nha thì nặn thành hình viên đạn (nặn lúc mật còn nóng ấm, chiều dài viên nặn khoảng 3 cm và lưu ý nặn một đầu hơi tròn nhọn). Khi mật ong nguội lại, cứng lại, ta đút phần đầu nhọn cho viên nặn từ từ đi vào vào hậu môn. Bằng cách này, việc đi đại tiện sẽ dễ dàng trở lại (2).

2. Giúp giảm các nốt sạm đen và đồi mồi trên da mặt

  • Chuẩn bị: mật ong và phục linh, liều lượng vừa đủ để dùng một tuần.
  • Thực hiện: lấy phục linh nghiền nát thành bột, hòa với mật ong và để dùng dần.
  • Cách dùng: mỗi ngày, lấy hỗn hợp này thoa lên da mặt và massage nhẹ nhàng, sau đó để khô tự nhiên và rửa lại với nước (thực hiện liên tục 1 tuần để thấy hiệu quả) (2) (4).
Bạch phục linh
Bạch phục linh

3. Điều trị bỏng do dầu sôi

Bỏng do dầu sôi là một trong những loại bỏng thường gặp, nhất là các chị em hay vào bếp. Vì vậy, nếu không may bị bỏng do dầu, các chị em hãy nhanh chóng lấy một ít mật ong thoa lên vùng da bỏng để làm dịu nhé!

Lưu ý khi dùng mật ong

  • Đối tượng: Những người đang bị tiêu chảy, tỳ lạnh và có thấp tà thì không được dùng.
  • Kiêng kị: Không nên dùng mật ong cùng với hành trắng – hành sống (vì sẽ gây lỵ hoặc gây điên cuồng, trường ung). Nếu lỡ ăn thì phải dùng cam thảo nấu nước uống để giải độc. Ngoài ra, cũng không nên dùng mật ong với cá thờn bơn (vì sẽ gây ngộ độc chết người).
  • Liều lượng: Nếu dùng để uống thì mỗi ngày chỉ nên dùng từ 20 – 50 g mật ong là đủ (3) (4).

Thông tin thêm

Trong lĩnh vực làm đẹp, mật ong được biết đến với công dụng dưỡng da và điều trị mụn. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng với những người có làn da mẫn cảm, nhiều dầu hoặc lỗ chân lông bị bít tắc… thì nên cân nhắc với mật ong và nên thử nghiệm ở một phần nhỏ trước khi thoa toàn mặt, mặt khác cũng không nên đắp mặt nạ mật ong quá lâu.

Nhìn chung, theo các chị em hay dùng mật ong làm đẹp thì mật chỉ hợp với da khô, da thiếu dưỡng chất (sau khi thoa và rửa lại thì da mịn màng, sạch và trắng hơn). Mặt khác, khi mới mặn mụn, ta chấm một ít mật ong lên vết nặn thì sẽ hạn chế bị sẹo và nốt mụn cũng mau lành hơn. Ngược lại, nếu lạm dụng mật ong thì da chúng ta sẽ bị mụn nhiều hơn.

Mặt khác, để tăng cường hiệu quả làm đẹp từ mật ong, các chị em cũng hay kết hợp mật ong với nhiều thành phần khác như nghệ, chanh, chuối, bơ, sữa chua…

Nguồn tham khảo
  1. Bệnh phong cùi có lây không?, https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/benh-phong-cui-co-lay-khong/, ngày truy cập: 20/ 11/ 2020.
  2. Đào Ẩn Tích, Thần nông bản thảo kinh, Nhà xuất bản Hồng Đức, 2012, trang 203.
  3. Kiêng kỵ khi dùng thực phẩm của người xưa, Tạp chí Cây thuốc quý, số 04/ 2019, trang 23.
  4. Nguyễn Văn Quý – Nguyễn Phương, Thuốc Bắc thường dùng, NXB Y học, 2002, trang 673.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0
Hỏi đáp
Nhắn tin
Gọi điện