Bạn biết không, khi khai quật các ngôi mộ cổ, các nhà nghiên cứu đã phát hiện người xưa không chỉ chôn trang sức, khí cụ cùng với người chết mà còn treo cả những bức tranh vẽ cảnh người chết đang bay lên trời.
Không chỉ thế, mong muốn bảo vệ thân thể của người chết còn được thể hiện qua việc cho thêm vào quan tài các dược liệu có tính kháng khuẩn, chống thối rữa. Trong đó, có thể kể đến đá vân mẫu – loại đá được sử dụng phổ biến nhằm giữ cho quan tài lâu bị mục nát (1).
Vài nét về đá vân mẫu
Trong y học cổ truyền, có một vị thuốc tên là vân mẫu và đây chính là đá vân mẫu (vân mẫu thạch 云母石 – một loại muối khoáng silicat tự nhiên) (2).

Đặc điểm: loại này có màu trắng đen, có khi pha thêm màu sẫm), bề mặt đá sáng bóng lấp lánh và có cấu tạo đặc biệt theo lớp. Chính vì vậy, sau khi thai thác vân mẫu, ta có thể bóc thành từng lát mỏng để làm dược liệu (loại sạch và trong suốt là tốt) (1) (2).
Được biết, đá vân mẫu có nhiều ở Trung Quốc (đặc biệt là các vùng Giang Tô, Cát Lâm, Liêu Ninh, Sơn Đông, Giang Tây… (1).
Công dụng làm thuốc của đá vân mẫu
Từ góc độ màu sắc, ta thấy đá vân mẫu có màu trắng là chủ đạo mà theo quan niệm ngũ hành thì màu trắng thuộc hành Kim, quy về phổi.

Chính vì thế, vân mẫu được ứng dụng như một vị thuốc giúp bổ phổi và điều trị các bệnh có liên quan đến đường hô hấp do phong hàn gây ra như: hen suyễn, ho ra máu và nôn ra máu, ho lao (1).
Bên cạnh đó, vân mẫu còn được biết đến là vị thuốc giúp cầm máu đối với các vết thương ngoài da, giúp mau chóng lên da non.
Mặt khác, vì có khả năng chống thối rữa nên đá vân mẫu còn được cho vào quan tài (như đã nói ở đầu bài) nhằm bảo quản dung nhan người chết và quan tài được lâu hơn (1).

Từ góc độ tính vị, vân mẫu có vị ngọt, quy vào kinh Tỳ nên ứng với các công năng về cơ bắp.
Cụ thể, vân mẫu được xem là vị thuốc bổ tỳ (bổ tiêu hóa) mà tỳ là cơ quan nội tạng làm chủ cơ bắp trong cơ thể. Chính vì vậy, dùng vân mẫu có thể giúp loại trừ những cơ thịt bị lão hóa và thúc đẩy sự sinh trưởng của cơ bắp; làm cho cơ thể ngày càng săn chắc hơn.
Nói tóm lại, vân mẫu là vị thuốc vừa bổ phế lại vừa bổ tỳ. Vì vậy, nếu dùng đúng cách, vân mẫu sẽ giúp đẩy lùi tà khí, làm sung mãn tinh lực (khí huyết nhờ thế cũng sẽ được đủ đầy) (1).
Các bài thuốc có dùng đá vân mẫu
1. Điều trị nhức đầu và giúp tiêu đờm
– Chuẩn bị: bột đá vân mẫu (62 g, loại đã được điều chế) và hoàng kỳ (31 g).
– Thực hiện: lấy hai loại trên nghiền nát thành bột rồi cho vào nồi, thêm nước vào và nấu thành súp canh để uống (nếu chỉ bị đờm thì ngậm thường xuyên cũng được) (1).
2. Điều trị tiểu dầm
– Chuẩn bị: bột đá.
– Cách dùng: mỗi lần uống thì lấy 9 g bột thuốc hòa với nước ấm rồi uống (1).
3. Điều trị phong thấp toàn cơ thể
– Chuẩn bị: bột đá vân mẫu (62 g).
– Thực hiện: lấy thuốc cho vào chảo, sao lên rồi để nguội lại, sau đó hòa với nước lọc rồi uống (1).
4. Điều trị tiêu chảy ở trẻ em
Bài thuốc tham khảo như sau:
– Chuẩn bị: bột đá vân mẫu (15 g) và một ít gạo.
– Thực hiện: lấy gạo nấu thành cháo trắng rồi múc ra chén, đợi bớt nóng thì cho bột vân mẫu vào và ăn (1).
Thông tin thêm
Theo Thần nông bản thảo kinh thì vị thuốc vân mẫu còn có công dụng bổ thận, tăng cường chức năng tình dục ở nam giới (1).
1. Đào Ẩn Tích, Thần nông bản thảo kinh, Nhà xuất bản Hồng Đức, 2012, trang 18.
2. 云母石, https://baike.baidu.com/item/%E4%BA%91%E6%AF%8D%E7%9F%B3/4937354, ngày truy cập: 21/ 11/ 2020.
Tôi muốn hỏi Toa thuốc
Chào bạn, bạn có thể liên hệ với nhà thuốc qua SĐT 0978784411 để được hỗ trợ cụ thể bạn nhé