Những phương thuốc dành cho người cận thị từ 5 độ trở xuống

Cận thị

Theo bạn, tật cận thị có thể điều trị bằng thuốc uống không? Trong dân gian, có rất nhiều bài thuốc dành cho người cận thị đã được lưu truyền (nhưng thường là cận dưới 2 độ).

Ở Trung Quốc, trong quyển Quan Âm trị bệnh quả thái mật phương, nữ tác giả Dương Minh Thuần có ghi lại các bài thuốc điều trị cận thị từ 5 độ trở xuống. Đây là những phương thuốc được lưu truyền trong giới Phật tử và đều dễ dùng. Vì vậy, nếu bạn hoặc người thân bị cận thị thì có thể tham khảo nhé!

Bài thuốc dành cho người cận thị dưới 2 độ

Ở nước ta, những người cận thị dưới 2 độ thường được khuyên dùng trà kỷ tử – nhãn nhục – hoa cúc còn ở Trung Quốc, dân gian lưu truyền bài thuốc như sau:

  • Các vị thuốc được dùng: 30 trái nho khô, 1 trái mơ khô và 20 trái long nhãn nhục.
  • Cách dùng làm thuốc: Vào buổi sáng, bạn ăn hết nho khô vào lúc 10 giờ. Vào đầu buổi chiều, bạn ăn mơ khô vào lúc 1 giờ. Vào đầu buổi tối, bạn ăn nhãn nhục vào lúc 10 giờ tối.
  • Thời hạn dùng: Với bài thuốc này, bạn nên ăn liên tục 30 ngày. Được biết, các thành phần của bài thuốc này đều dễ mua tại các nhà thuốc và siêu thị, hơn nữa, chúng đều dễ ăn, ngọt ngon và tiện bảo quản. Nói cách khác, đây là bài thuốc hấp dẫn như món ăn vặt nên rất phù hợp với lứa tuổi học sinh – đối tượng dễ mắc bệnh cận thị (1).
Học sinh - nhóm đối tượng dễ mắc tật cận thị
Học sinh – nhóm đối tượng dễ mắc tật cận thị

Bài thuốc cho người cận thị dưới 3 độ

Với trường hợp cận thị dưới 3 độ thì ta tăng liều lên và dùng thêm một số vị thuốc khác, cụ thể như sau:

  • Các vị thuốc được dùng: 1 trái mơ khô, 50 trái nho khô, 50 g long nhãn nhục, một ít đường và cam thảo (với cam thảo thì liều dùng cho mỗi người chỉ nên dưới 5 g, tức khoảng hai hoặc ba lát mỏng) (2).
  • Cách dùng làm thuốc: Vào buổi sáng, bạn ăn một trái mơ khô vào lúc 10 giờ. Đến buổi chiều, bạn ăn hết 50 trái nho khô vào lúc 1 giờ. Vào buổi tối, khoảng 10 giờ đêm, bạn uống trà long nhãn nhục.
Long nhãn
Hình ảnh Long nhãn nhục – vị thuốc tốt cho mắt

Cách pha trà long nhãn nhục: lấy 50 g long nhãn nhục để vào nồi, đổ một chén rưỡi nước vào và nấu bằng lửa nhỏ cho đến khi nước rút còn 1 chén thì cho nước cam thảo và một ít đường vào, chắt lấy nước uống.

  • Thời hạn dùng: Bài thuốc này bạn nên uống liên tục 20 ngày, sau đó, bạn ngưng 10 ngày rồi dùng tiếp bài thuốc dành cho người cận thị dưới 2 độ (như đã trình bày ở trên). Lúc này, độ cận thị của bạn cũng đã giảm bớt (1).

Bài thuốc dành cho người cận thị dưới 4 độ

Với trường hợp cận thị từ 2 – 4 độ, bạn có thể tham khảo bài thuốc sau:

  • Các vị thuốc được dùng: 30 trái nho khô, 30 trái long nhãn nhục và bột cam thảo (mỗi ngày mỗi người không nên dùng quá 5 g cam thảo). Ngoài ra cũng cần thêm 50 g long nhãn để làm trà long nhãn nhục.
  • Cách dùng làm thuốc: Vào buổi sáng, lúc 10 giờ, bạn lấy 30 trái nho khô, ngâm với nước bột cam thảo rồi ăn. Vào đầu giờ chiều, lúc 1 giờ, bạn ăn thêm 30 trái nhãn nhục. Vào buổi tối, bạn uống thêm trà long nhãn nhục vào lúc 10 giờ (cách pha long nhãn nhục đã được trình bày ở phần trên) (1).
Nho khô
Nho khô

Bài thuốc dành cho người cận thị dưới 5 độ

Trường hợp này là cận thị nặng và khó điều trị, tuy nhiên, bạn cũng có thể thử với bài thuốc sau:

  • Các vị thuốc được dùng: 60 trái nhãn nhục và trà long nhãn.
  • Cách dùng làm thuốc: Lúc 10 giờ sáng, bạn uống trà long nhãn (cách pha trà long nhãn đã được đề cập trong các phần trên). Đến đầu buổi chiều, lúc 1 giờ, bạn ăn thêm 30 trái long nhãn nhục. Đến 10 giờ tối, bạn lại ăn thêm 30 trái long nhãn nhục.
  • Thời gian: Với bài thuốc này, bạn nên uống liên tục 10 ngày và nếu thấy có dấu hiệu giảm độ cận thì bạn ngưng 10 ngày và tiếp tục dùng bài thuốc dành cho người cận thị dưới 4 độ.
  • Lưu ý: Ăn nhiều long nhãn nhục có thể gây nóng trong người, đổ rèn con mắt… Vì vậy, với những người đang bị nóng nhiệt thì không nên dùng hoặc cần ăn thêm rau tươi, uống nước mát… để điều hòa cơ thể (ngoài ra, bạn cũng cần tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi dùng điều trị bệnh) (1).
Nguồn tham khảo
  1. Kê Triều – Dương Minh Thuần (Đông A Sáng dịch), Những phương thuốc hay trị liệu bằng rau củ quả của thần y Hoa Đà và nhà Phật, NXB Đà Nẵng, trang 118.
  2. Thảo quyết minh và cam thảo, chọn loại nào để thanh nhiệt, mát gan?, https://caythuoc.org/thao-quyet-minh-va-cam-thao-chon-loai-nao-de-thanh-nhiet-mat-gan.html, ngày truy cập: 29/ 04/ 2021.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0
Hỏi đáp
Nhắn tin
Gọi điện