Những món bổ não, mát gan và giảm nhức mỏi ở lứa tuổi học sinh

Tuổi học sinh

Người ta thường nói thời học sinh là thời áo trắng hồn nhiên, vô lo vô nghĩ. Thế nhưng, trên thực tế, lứa tuổi học sinh cũng phải đối diện với không ít áp lực từ học tập, chọn ngành và nhiều vấn đề cuộc sống khác.

Nhiều bạn học sinh, sau mỗi đợt học bài thi thì bắt đầu thấy có tóc bạc, da mặt nổi mụn nhiều hơn hoặc bị nhức đầu, đau nhức toàn cơ thể.

Được biết, y học cổ truyền có ghi lại nhiều bài thuốc giúp bồi bổ và điều trị các chứng này. Nào, bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

1. Thanh trừ gan hỏa với nho

Ở tuổi dậy thì, các em học sinh cấp 2, cấp 3 thường bị nổi mụn do sự thay đổi của nội tiết tố. Tuy nhiên, thức khuya, mất ngủ cũng là nguyên nhân phổ biến gây mụn.

Nổi mụn tuổi dậy thì
Nổi mụn tuổi dậy thì

Vì thế, trong và sau những đợt luyện thi, các em học sinh thường bị nổi mụn nhiều hơn, da dẻ cũng nhợt nhạt, thiếu sức sống do thức khuya nhiều (khiến cho gan bị ảnh hưởng (nóng gan)).

Được biết, trong những loại trái cây giúp mát gan, đẹp da thì nho là loại dễ mua, dễ ăn và mang lại hiệu quả đáng kể.

Cách dùng vô cùng đơn giản: Mỗi ngày, bạn lấy 20 trái nho chín tươi và ăn vào lúc 10 giờ sáng. Đến buổi tối, bạn lấy một trái nho, chẻ làm hai, tách bỏ hạt rồi ngâm với mật ong và ăn.

Thời gian: Bạn chỉ cần ăn nho liên tiếp 5 ngày như thế thì sẽ thấy rõ rệt tác dụng mát gan, giảm mụn (1).

Ghi chú: Các em học sinh có thói quen sờ, nặn mụn trên mặt và cũng ít quan tâm giữ gìn vệ sinh da mặt. Vì vậy, trong giai đoạn bị mụn, cần chú ý vấn đề này, tránh để mụn viêm nhiễm nặng hơn.

2. Bổ não với nấm tuyết

Nấm tuyết (bạch mộc nhĩ) được mệnh danh là “tổ yến của người nghèo” vì đây là loại thực phẩm bổ dưỡng, dai giòn và khoái khẩu.

Với các bạn học sinh phải học bài, ôn luyện nhiều khiến cho nhức đầu, mệt mỏi, đầu óc căng thẳng thì có thể dùng bài thuốc bổ não.

Học sinh luyện thi
Học sinh luyện thi

Cách dùng: Lấy một ít nấm tuyết ngâm nở rồi cắt nhỏ ra, sau đó nấu cho chín kỹ, đợi nước rút còn 1 chén thì chắt ra, thêm một chút đường vào, khuấy đều rồi chắt lấy nước uống (trước khi đi ngủ).

Thời gian: Bài thuốc này nên dùng liên tục 5 ngày để thấy hiệu quả (1).

3. Giảm đau nhức với trà kiwi

Kiwi không chỉ là trái cây ngon, có mặt trong nhiều món trái cây dầm, rau câu, kem sữa chua… mà trà kiwi (hay còn gọi là trà dương đào) còn có công dụng giảm đau nhức toàn thân rất hiệu quả. Trong y học cổ truyền Trung Quốc, trái kiwi được ứng dụng rất nhiều.

Cách dùng như sau: Lấy 1 trái kiwi, gọt vỏ rồi cắt thành các lát mỏng, sau đó cho vào nồi nấu với một lít nước cho đến khi nước rút còn 2 chén thì tắt bếp. Nước này dùng uống như trà.

Thời gian: Trà này bạn chia thành hai lần uống: một lần vào lúc 5 giờ chiều và một lần vào lúc 10 giờ tối (uống liên tiếp 10 ngày như thế thì sẽ thấy cơ thể khỏe khoắn, giảm đau rõ rệt) (1).

Thông tin thêm: Ngoài các công dụng trên, kiwi còn được biết đến với nhiều lợi ích tuyệt vời như: làm chậm lão hóa, giảm ho, đẹp da, tốt cho mắt, tim mạch và ngăn ngừa loãng xương… Tuy nhiên, những người đang bị sỏi thận, sỏi mật, tiêu chảy, đi tiểu nhiều lần… hoặc dễ bị dị ứng thì không nên ăn (2).

4. Hết cảm mạo với trái cây

Mỗi mùa có một đặc trưng khí hậu riêng và sự cảm biến của con người cũng không giống nhau. Tuy nhiên, vào những lúc thời tiết thay đổi, nhất là vào mùa xuân và mùa hạ thì mọi người, đặc biệt là các bạn học sinh dễ bị cảm mạo.

Vì vậy, nếu không muốn dùng thuốc Tây vì sợ các tác dụng phụ, bạn có thể thử với các bài thuốc Đông y.

  • Với chứng cảm mạo vào mùa xuân: Trường hợp này, bạn lấy vỏ của trái chuối hương (vỏ 1 quả chuối), quả và hạt long nhãn nhục (20 quả và 20 hạt); tất cả các vị trên, đem cắt nhỏ ra rồi cho thêm ít đường và nấu với một lít nước. Sau 10 phút, bạn tắt bếp và chắt lấy nước ấy uống (mỗi lần uống một chén).
  • Với chứng cảm mạo vào mùa hạ: Mùa hạ là mùa vải thiều, vì vậy, bạn có thể dễ dàng mua quả vải để làm thuốc điều trị cảm mạo. Cách dùng như sau: lấy phần cùi thịt của 3 quả vải và 30 hạt vải (nghiền nhỏ); tất cả đem nấu với bốn chén nước. Sau 10 phút, bạn tắt bếp và chắt nước ra, để nguội rồi uống (1).
Nguồn tham khảo
  1. Kê Triều – Dương Minh Thuần (Đông A Sáng dịch), Những phương thuốc hay trị liệu bằng rau củ quả của thần y Hoa Đà và nhà Phật, NXB Đà Nẵng, trang 34 – 69.
  2. Kiwi và những món ăn giúp đẹp da, sáng mắt, giảm táo bón, https://caythuoc.org/ai-khong-nen-an-kiwi.html, ngày truy cập: 28/ 04/ 2021.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0
Hỏi đáp
Nhắn tin
Gọi điện