Đi bộ có giúp khống chế tiểu đường và chạy bộ có giúp sống lâu?

Đi bộ vừa phải tốt cho gân xương

Không ai có thể phủ nhận lợi ích của việc đi bộ và chạy bộ. Tuy nhiên, đi bộ có giúp khống chế bệnh tiểu đường không thì không phải ai cũng biết.

Và chạy bộ, phương pháp này liệu có thực sự giúp chúng ta sống lâu hơn và bằng chứng khoa học nào cho thấy điều đó? Trong bài viết này, chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu nhé!

Lưu ý

Người đang bị bệnh tim mạch thì không nên chạy bộ (nhất là bệnh nhân suy tim, nhồi máu cơ tim…). Nếu cần tập thể dục thì bạn có thể đi bộ nhẹ nhàng 20 phút là được (và nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện), bạn nhé!

Đi bộ và bệnh tiểu đường (đái tháo đường)

Tiểu đường đã trở thành căn bệnh ám ảnh con người thế kỷ XXI.

Ở Mỹ, các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Newcastle đã thực hiện một cuộc nghiên cứu trên những người mắc bệnh tiểu đường type 2 và nhận thấy rằng: đi bộ có thể làm giảm tác động của bệnh tiểu đường đối với cơ thể sau vài tuần kiên trì thực hiện, cụ thể là:

  • Cải thiện thêm 20 % khả năng đốt cháy mỡ của cơ thể.
  • Cải thiện khả năng tích đường của các cơ bắp (giúp tránh được tình trạng đường huyết cao bất thường) (1).

Không chỉ thế, đi bộ thường xuyên còn giúp mang lại nhiều lợi ích bất ngờ như: giúp cải thiện trí nhớ, cải thiện tâm trạng, sức khỏe tim mạch, giúp giảm béo và giảm rối loạn cương dương (2).

Đi bộ
Đi bộ

Cách đi bộ đúng cách

Đi bộ là cách dễ nhất để kiểm soát bệnh tiểu đường type 2 mà không cần phải đến phòng tập thể dục hay dùng thuốc. Tuy nhiên, để việc đi bộ đạt được hiệu quả thì người bị tiểu đường cần đi bộ thêm 45 phút mỗi ngày.

Một cách khác, đó là dùng máy đo bước chân. Kết quả thí nghiệm cho thấy sau 8 tuần đi bộ (mỗi ngày đi hơn 10.000 bước chân) thì bệnh tiểu đường ở những người tham gia khảo sát được kiểm soát tốt hơn.

Lưu ý: Trung bình mỗi ngày, mỗi người trưởng thành cũng đã đi được vài ngàn bước (từ việc sinh hoạt, đi đứng, làm việc…). Vì vậy, con số 10.000 bước chân như trong cuộc khảo sát ghi nhận cũng không quá khắt khe.

Được biết, bệnh tiểu đường type 2 có mối liên hệ mật thiết với lối sống ít vận động và bệnh béo phì. Vì vậy, đi bộ không chỉ giúp khống chế tác hại của bệnh tiểu đường mà còn hỗ trợ giảm cân (1).

Chạy bộ
Chạy bộ

Chạy bộ có giúp chúng ta sống lâu hơn?

Vâng, chạy bộ không chỉ giúp bạn sống lâu hơn mà còn giúp bạn sống khỏe hơn.

Kết quả nghiên cứu cho thấy những người chạy bộ mỗi ngày để rèn luyện thể chất có nguy cơ tử vong giảm đi 50 % và cũng sống lâu hơn 20 năm so với những người bình thường (không chạy bộ mỗi ngày). Kết quả này được đăng trên tạp chí Archives of Interal Medicine.

Không chỉ thế, những người thường xuyên chọn chạy bộ như một cách rèn luyện thân thể còn ít bị chấn thương hơn so với nhiều cách tập luyện khác. Bên cạnh đó, chạy bộ vừa phải còn giúp giảm cân, có được vóc dáng cân đối và khỏe mạnh (1).

Như vậy, đi bộ và chạy bộ đều là những hoạt động tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, các hoạt động trên nên diễn ra đều đặn, thường xuyên, tránh chạy quá lâu trong một ngày ngày vì theo quan niệm của người phương Đông thì đi nhiều làm tổn thương gân (“cửu hành thương cân”).

Thông tin thêm về các bệnh chuyển hóa

Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế thế giới vào năm 2018 thì trên thế giới có 451 triệu người mắc bệnh tiểu đường, trong đó, có 43 % số người tử vong dưới 70 tuổi là bệnh nhân tiểu đường (3).

Không chỉ thế, tình trạng thừa cân, béo phì, lười vận động còn có mối liên hệ với bệnh tiểu đường, đây cũng là vấn đề đã và đang được quan tâm. Vì vậy, việc đi bộ mỗi ngày lại càng được đánh giá cao.

Nguồn tham khảo
  1. Nhiều tác giả, Bác sĩ tốt nhất là chính mình, NXB Trẻ, 2019, trang 44.
  2. Những lợi ích tuyệt vời của việc đi bộ hằng ngày, https://thanhnien.vn/suc-khoe/nhung-loi-ich-tuyet-voi-cua-viec-di-bo-hang-ngay-1055626.html, ngày truy cập: 22/ 05/ 2021.
  3. Coconut (Cocos nucifera L.) sap as a potential source of sugar: Antioxidant and nutritional propertieshttps://onlinelibrary.wiley.com/doi/full/10.1002/fsn3.1191, ngày truy cập: 22/ 05/ 2021.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0
Hỏi đáp
Nhắn tin
Gọi điện