Chắc hẳn nghe tên gọi cây khúng khéng sẽ rất nhiều bạn bỡ ngỡ với tên gọi của loài cây này đúng không. Vâng đây là một loại cây thân gỗ, mọc hoang thường chỉ có ở vùng miền núi, ít thấy ở đồng bằng nên ít người biết đến nó.
Khúng khéng còn có tên gọi khác là cây chỉ cụ. Với tác dụng nổi bật của cây khúng khéng là khả năng giải độc bia rượu và bồi bổ chức năng gan. Chính vì vậy một số nơi ở Lạng Sơn người dân thường trồng cây này quanh nhà để lấy bóng mát và dùng làm thuốc giải rượu khi cần.
Cây có tên khoa học là Hovenia dulcis Thunb. Thuộc họ táo ta (1).
Mô tả cây thuốc
- Thân cây: Dạng cây thân gỗ lớn, sống lâu năm, cây có thể cao tới 15m.
- Lá: Gần giống lá cây dâu tằm, mọc so le, dạng lá hình tim với những răng cưa nhỏ ở mép lá (Xem ảnh)
- Hoa: Mọc thành chùm màu trắng xanh, với bông hoa nhỏ, 5 cánh nhỏ xếp đều như hình ngôi sao.
- Quả: Quả khúng khéng nhỏ, hình cầu màu xanh (đường kính quả khoảng 0,5cm), khi quả chín có màu nâu, cuống quả to ngắn mập gần bằng quả (Xem ảnh).
Bộ phận dùng làm thuốc là: Quả và cuống quả (đông y gọi là chỉ cụ tử).
Phân bố: Cây thường mọc hoang ở khắp các tỉnh miền núi phía Bắc, ngoài ra cũng có một số nơi trồng cây này làm thuốc – Bởi đây là một vị thuốc giải độc bia rượu rất hay.
Tính vị
Vị thuốc có vị ngọt, chát, tính bình.
Công dụng của cây khúng khéng
Từ lâu trong dân gian đã sử dụng cây này để làm thuốc, trong các tài liệu về y học cổ truyền đều có ghi chép về vị thuốc này như sau:
- Theo sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Đỗ Tất Lợi, vị thuốc có tên gọi là cây chỉ cụ. Với công dụng chính là chống nôn và giải ngộ độc bia rượu (2) (3).
- Theo sách “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập 2” NXB Khoa học và kỹ thuật, vị thuốc có công dụng là một vị thuốc bồi bổ, chống nôn, giải độc và tăng cường tiêu hóa, điều trị bí tiểu (1).
Ta có thể tổng kết lại vị thuốc này có những công dụng chính như sau:
- Giải độc gan
- Bổ gan
- Giải độc bia rượu
- Chống nôn
- Bồi bổ cơ thể
- Cải thiện tiêu hóa
- Lợi tiểu
- Điều trị tiểu đường: Ngoài ra, các công trình nghiên cứu gần đây tại Trung Quốc còn xác định hoạt động hạ đường huyết mạnh mẽ của loại thảo dược quý này (5).
Liều dùng: 3g ~ 5g quả khô/ngày.
Cách dùng trái chỉ cụ làm thuốc
Kinh nghiệm dân gian thường dùng quả chỉ cụ làm thuốc theo hai cách phổ biến nhất đó là dùng sắc uống và dùng để ngâm rượu. Cách dùng cụ thể như sau:
Dùng sắc uống
- Chuẩn bị: Cuống quả và quả chỉ cụ phơi khô 5g, nước sôi 500ml, bình giữ nhiệt 01 bình.
- Thực hiện: Vị thuốc đem rửa sạch, sau đó bỏ vào bình giữ nhiệt, đổ 500ml nước sôi vào bình và đậy kín sau đó ủ trong thời gian khoảng 30 phút cho ngấm là dùng được. Ngoài cách này có thể đun với khoảng 600ml nước sạch, đun sôi để nguội lấy nước uống trong ngày.
- Công dụng: Cách dùng chỉ cụ sắc uống có công dụng giải độc bia rượu, bổ gan, lợi tiểu
Dùng ngâm rượu
- Chuẩn bị: Quả và cuống quả khô 500g, 4 lít rượu gạo loại 35 độ, 01 bình thủy tinh loại 7 lít
- Thực hiện: Quả đã phơi khô không phải chế biến gì thêm, bỏ vào bình thủy tinh, đổ ngập rượu sau đó ngâm trong thời gian khoảng 1 tháng trở lên là có thể uống được.
- Liều dùng: Mỗi ngày uống khoảng 2 ly ~ 3 ly rượu nhỏ, nên uống trong bữa ăn là tốt nhất.
- Công dụng: Bồi bổ tăng cường sức khỏe, tăng cường tiêu hóa và bổ gan. Lưu ý, không nên uống quá nhiều.
Những nghiên cứu đáng chú ý về cây khúng khéng
Trên thế giới cây khúng khéng là loại thảo dược quý, nhận được rất nhiều sự quan tâm của giới khoa học nên chính vì vậy hiện nay có rất nhiều đề tài nghiên cứu về loài cây này, dưới đây là một số những đề tài nghiên cứu nổi bật:
1. Hoạt động bảo vệ tế bào gan của Cây khúng khéng
Bằng thử nghiệm trên chuột mà nhóm các nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Wakan-Yaku (Thuốc truyền thống Trung-Nhật), Đại học Y dược Toyama, Công ty TNHH Dược phẩm Yamanouchi Nhật Bản đã xác định được hoạt động bảo vệ tế bào gan của chiết xuất methanol từ cây chỉ cụ (khúng khéng) (4).
2. Hoạt động hạ đường huyết, hỗ trợ điều trị tiểu đường
Nghiên cứu tại Viện Kiểm tra Ma túy và Dụng cụ thuộc PLA, Tổng cục Hậu cần Trung Quốc thông qua thử nghiệm trên chuột mắc bệnh tiểu đường đã xác định hoạt động hạ đường huyết rất đáng kể của chiết xuất từ cây chỉ cụ Hovenia dulcis Thunb. Nghiên cứu kết luận thảo dược Hovenia dulcis Thunb (cây chỉ cụ) có tác dụng hạ đường huyết và có thể trở thành một loại thảo dược chống tiểu đường hiệu quả (5).
3. Hoạt động chống viêm và giải độc bia rượu
Khoa Thực phẩm và Dinh dưỡng, Đại học Quốc gia Sunchon, Hàn Quốc thông qua thí nghiệm trên hai nhóm chuột đã bị nghiện rượu mãn tính – có sử dụng và không sử dụng chiết xuất ethanol từ hạt cây chỉ cụ Hovenia dulcis Thunb. Thông qua thử nghiệm này các nhà khoa học đã xác định chiết xuất ethanol từ hạt cây chỉ cụ đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tình trạng viêm nhiễm, giảm tình trạng gan nhiễm mỡ do rượu thông qua điều hòa chuyển hóa lipid (6).
anh tuấn lê đình –
mình bán là cuống và quả thôi hả
Cayhuoc org (Dược sĩ) –
Chào bạn, hiện vị thuốc này nhà thuốc đang cung cấp ở dạng thân cây khúng khéng thái lát khô bạn nhé. Thân khúng khéng cũng có tác dụng tương tự quả và cuống quả
Lợi –
Này là quảhay cây vậy ạ
Cayhuoc org (Dược sĩ) –
Sản phẩm là cây khúng khéng phơi khô bạn nhé.
Ngô thảo –
Cây khúng khẽngchir sử dụng quả và cuống quả để sắc uống.nếu dũng thân cây cắt mỏng nhỏ sắc có được không
Cayhuoc org (Dược sĩ) –
Chào bạn.
bạn có thể dùng thân khúng khéng sắc uống cũng có tác dụng giải độc bia rượu tương tự cuống quá nhé
Hùng –
Cây khu ga kheng khô 235 k / kg đúng k bạn
Cayhuoc org (Dược sĩ) –
Chào bạn, đúng rồi bạn nhé, bạn cần tư vấn gì thêm không để nhà thuốc hỗ trợ ?