Gần đây, phương pháp dùng kết hợp mía và củ dền để “gọi máu về nhanh – hay Bài thuốc gọi máu về từ mía và củ dền” đang được mọi người chia sẻ rất nhanh trên Facebook.
Vậy, liệu nó có mang lại hiệu quả như mọi người truyền tai nhau hay không và người bị thiếu máu nên bổ sung những loại thực phẩm nào? Bản thân tôi là người có tiền sử huyết áp thấp, vì vậy, hôm nay xin chia sẻ với mọi người một vài kinh nghiệm và trải nghiệm từ chính bản thân tôi.
Môt số biểu hiện của huyết áp thấp
Nếu bạn cũng như tôi, từng một vài lần bị tụt huyết áp thì chắc bạn cũng không còn xa lạ với những biểu hiện của nó. Vâng, chóng mặt, đau đầu, vã mồ hôi nhưng lại cảm thấy lạnh, khó ngủ…, ngoài ra, nhiều lúc còn kèm theo cảm giác buồn nôn nữa.
Huyết áp thấp nhìn chung không quá nguy hiểm như tăng huyết áp, tuy nhiên, nếu để tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến nhiều bất tiện trong cuộc sng và công việc, thậm chí, nếu tình trạng trên kéo dài và trở nên nghiêm trọng thì có thể đe dọa đến tính mạng. Vì vậy chúng ta nên chú ý điều trị cũng như bổ sung dinh dưỡng qua chế độ ăn hàng ngày để đảm bảo sức khỏe của chính mình.
Người có tiền sử huyết áp thấp nên chú ý bổ sung những loại thực phẩm nào?
Chế độ ăn uống hằng ngày thưc sự rất quan trọng cho sức khỏe của chúng ta, vì vậy bạn cần ăn uống đa dạng các loại thực phẩm để đảm bảo các nguồn dinh dưỡng cần thiết cho cơ thế.
Tuy nhiên, khi cơ thể đã phát những dấu hiệu cảnh báo cho bạn, rằng cơ thể bạn đang thiếu hụt những nhóm chất nào đó, cần bổ sung gấp để giữ cân bằng… thì lúc này bạn cần tìm những loại thực phẩm chứa nhiều nhóm chất bạn đang cần và ưu tiên bổ sung nó vào bữa ăn hằng ngày của bạn.
Tượng tự, bạn từng có tiền sử huyết áp thấp, khi cơ thể bạn xuất hiện những biểu hiện nói trên, nghĩa là nó đang phát tín hiệu sos cho bạn rằng bạn cần bổ sung các nhóm chất cần thiết để thúc đẩy quá trình tái tạo hồng cầu, cũng như các quá trình trao đổi chất khác để gọi máu về, cân bằng cơ thể.
Có một phương pháp chữa cháy khi ai đó bị tụt quá thấp dẫn đến hoa mắt chóng mặt, đứng không vững…, đó chính là một ly trà đường ấm (trà đặc). Khi chứng tụt huyết áp tái phát đột ngột, khiến bạn không còn đứng vững nữa, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ mọi người xung quanh, lúc này người bệnh cần được đưa đến nơi thoáng mát để nghỉ ngơi, sau đó bạn hãy đi chuẩn bị ngay một ly trà đường ấm đủ ngọt và trà thì hơi đặc một chút. Trà đường sẽ hỗ trợ và làm giảm các triệu chứng nhất thời của chứng tụt huyết áp, tuy nhiên, sau đó người bệnh vẫn cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.
Nếu bạn có tiền sử thiếu máu, hãy lưu ý bổ sung thêm thực phẩm chứa nhiều sắt, vitamin nhóm B, đặc biệt là B6, B9, B12 và vitamin C trong chế độ ăn hằng ngày. Các nhóm dinh dưỡng này sẽ có trong các loại thực phẩm như các loại hạt (hạt bí, hạt điều, óc chó,..), các loại đậu, trong các loại rau có màu xanh đậm như cải bó xôi, cải xoăn,…, trứng, sữa và một số loại thịt, cá như thịt bò, cá hồi, cá ngừ và các loại trái cây.
Còn theo kinh nghiệm dân gian, người thiếu máu nên bổ sung các loại thưc phẩm có màu đỏ như củ dền, thanh long ruột đỏ, ớt chuông đỏ,…
Bài thuốc gọi máu về nhanh từ củ dền và mía
Bài thuốc này nghe qua rất đơn giản, chỉ có 2 nguyên liệu thôi mà 2 nguyên liệu này cũng rất dễ tìm nữa. Củ dền thì ngoài chợ rất nhiều, mía ở quê thế nào vòng vòng trong xóm cũng có vài bụi, còn bạn nào ở thành phố thì chạy ra xe nước mía, chia lại của cô bán nước mía một đoạn là được.
Cách làm vô cùng đơn giản: củ dền gọt đi lớp vỏ bên ngoài, rửa sạch cắt miếng nhỏ vừa. Mía góc sạch vỏ, rửa sạch, cắt khúc rồi cũng chẻ nhỏ ra. Tiếp theo, bạn cho 2 nguyên liệu vào nồi, đổ vào 1 lít nước rồi bắt lên bếp nấu sôi lên thì hạ lửa, để sôi 15 đến 20 phút cho củ dền chín, mía và củ dền ra hết chất thì tắt bếp, lọc lấy phần nước, để nguội rồi dùng dần trong ngày. Mỗi tuần bạn có thể dùng 2 – 3 lần.
Nước củ dền nấu với mía vị ngọt dịu, có một chút mùi của củ dền và mía, nhìn chung cũng dễ uống, với một vài bạn có khi còn cảm thấy nó ngon nữa. Đặc biệt, có một điều khiến mình khá ngạc nhiên đó là khi kết hợp 2 nguyên liệu này, màu của củ dền không còn quá đậm, cũng không làm hồng những khúc mía như khi nấu củ dền với các nguyên liệu khác như khoai tây, cà rốt mà trước đó mình từng nấu cho bữa cơm gia đình. Phần nước mía nấu với củ dền thu được cũng có màu hồng đẹp mắt chứ không đậm như nước của những món canh bình thường khi kết hợp cũng các loại rau củ khác.
Xét về mặt hiệu quả thì mình thấy bài thuốc này có hiệu quả. Có mấy hôm bị hành sốt, ăn không ngon, mình ăn ít nên kéo theo tuột huyết áp, mình có truyền nước và uống thuốc theo đơn của bác sĩ, nhưng tình trạng chóng mặt vẫn không hết hẳn, thỉnh thoảng vẫn bị say sẫm mặt mày. Vì vậy, sẵn mía sau nhà mình mua thêm cái củ dền nấu uống thử, mình uống 2 lần, mỗi lần cách nhau 2 ngày, sau 2 lần uống mình thấy đầu mình nhẹ hơn, cơn chóng mặt giảm, tình trạng say sẫm cũng cải thiện. Tuy nhiên, do khá bận rộn nên mình không có thời gian nấu và dùng tiếp nữa mà uống thuốc bổ sung theo chỉ định của bác sĩ.
Bây giờ, thỉnh thoảng những ngày có thời gian, mình cũng nấu uống thêm ngăn ngừa chứng huyết áp thấp của mình, kết hợp ăn uống đầy đủ, mình thấy các cơn chóng mặt đã giảm tần suất hơn trước rất nhiều. Đây là những chia sẻ từ trải nghiệm thực tế của mình, một đứa có tiền sử huyết áp thấp, hi vọng có thể giúp mọi người có thêm thông tin tham khảo.
Tham khảo: Những bài thuốc điều trị bệnh từ cây mía
Nguyễn Sen