Đi rừng thấy loại cây dại này thì đừng vội vứt bỏ nó bạn nhé

Có một loài cây nhỏ bé rất thường thấy dưới những tán cây rừng, loài cây này có tên gọi đỗ hành. Vậy loài cây này có gì đặc biệt, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu kỹ hơn về nó bạn nhé.

Đỗ hành còn được gọi là cây biến hoá, hay cây mã đề hương là loại cây dại mọc hoang hoá sát mặt đất và thường thấy ở những khu rừng nguyên sinh. Nếu bặt gặp cây này hãy đừng bỏ qua nó nhé, bởi đây là một vị thuốc rất quý trong đông y với nhiều công dụng hữu ích.

Mô tả cây đỗ hành

Để biết chính xác mô tả vị thuốc đỗ hành, trước tiên cần tham khảo những tài liệu uy tín. Tại Việt Nam có rất ít thông tin về loài cây này, dò tìm các cuốn như: Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Từ điẻn bách khoa dược học,  Cây thuốc và động vật làm thuốc đều không thấy nói đến vị này. Hiện chỉ có bài viết tại tuetinhlienhoa.com.vn là có thông tin khá đầy đủ.

Ngược lại, các tài liệu y dược học cổ truyền Trung Quốc có nhiều thông tin về cây này, thư viên wikipedia tiếng Trung đã có một bài viết giới thiệu về vị “Đỗ Hằng”, cho chúng ta thấy những thông tin thú vị về vị thuốc này như sau (1):

Đỗ Hằng có tên khoa học là Asarum forbesii Linnaeus , 1758, Họ Aristolochiaceae.

Tên tiếng Trung: 杜衡.

Tính vị

Cây có vị hơi tay, tính ấm, được dân gian sử dụng làm thuốc từ hàn, giảm đau, trừ ho long đờm.

Lá cây đỗ hành
Lá cây đỗ hành

Mô tả cây đỗ hành

Theo mô tả từ wikipedia tiếng Trung, đỗ hành là dạng cây thảo sống lâu năm, thân rễ có đốt ngắn, nhiều rễ dạng sợi mảnh, có mùi cay đặc trưng.

Lá hình tim mọc ở đầu thân cây và cây hầu như không có thân, toàn bộ thân cây đều nằm dưới mặt đất. Bề mặt lá có các mảng màu trắng hoặc xanh nhạt; hoa đơn ở đầu ngọn, có hoa màu tím đậm, thời gian ra hoa từ tháng 4 đến tháng 5; quả nang có nhiều thịt, có nhiều hạt màu nâu sẫm.

Hoa đỗ hành
Hoa đỗ hành

Công dụng của đỗ hành

Được biết, đỗ hành là vị thuốc điều trị hen suyễn rất hay, ngoài ra vị thuốc này còn có nhiều công dụng hay khác, bao gồm:

  • Điều trị hen suyễn
  • Giảm đau nhức xương khớp
  • Điều trị ho, viêm họng, viêm phế quản
  • Điều trị cảm lạnh (cảm hàn)

Liều dùng khá thấp, chỉ khoảng 5-10g/ngày, dưới dạng bột khô.

Cách dùng làm thuốc

1. Đối với bệnh hen suyễn, ho, viêm phế quản

Do liều dùng đỗ hành thấp, nên khi sử dụng người ta thường tán thành dạng bột mịn sử dụng để bảo đảm hiệu quả, sử dụng được hết tinh chất của dược liệu.

Đối với bệnh hen suyễn, kinh nghiệm dân gian thường sử dụng bột đỗ hành khoảng 5g, hoà với khoảng 2 thìa dấm ăn pha loãng, chia làm 2 đến 3 lần uống trong ngày.

2. Đối với bệnh đau xương khớp, cảm hàn

Dùng khoảng 3g -5g bột khô/ngày uống với một chút rượu nhẹ. Cách trên giúp điều trị cảm hàn, giảm đau nhức xương khớp.

Những lưu ý

Đỗ hành có ở nước ta, tuy nhiên bạn có thể bị nhầm lẫn với những cây dại khác, vì vậy cần lưu ý đến những đặc điểm nổi bật của cây này như:

  • Hoa màu tím có 3 cánh mọc sát gốc
  • Vị hơi cay, tính ấm
  • Lá hình tim, có những mảng trắng xanh.

Thận trọng khi sử dụng vị này cho phụ nữ đang mang thai và đang cho con bú.

Mặc dù vị thuốc đỗ hành khá lành tính, nhưng để bảo đảm an toàn cho sức khoẻ người dùng cũng không nên lạm dụng hay tự ý sử dụng. Tốt nhất nên sử dụng dưới sự tư vấn, hướng dẫn của các chuyên gia y học cổ truyền để bảo đảm hiệu quả va an toàn.

  1. 杜衡, https://zh.wikipedia.org/zh-hans/杜衡, ngày truy cập 08/11/2023[]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0
Hỏi đáp
Nhắn tin
Gọi điện