Bước và mùa lạnh nhiều người trong chúng ta thường mắc các chứng bệnh như ho, sổ mũi, cảm cúm rất khó chịu. Vậy hãy đừng bỏ qua cây bạch đầu ông loài cỏ dại mọc hoang đầy đường này, bởi vì nó là một vị thuốc hay sẽ giúp bạn điều trị hiệu quả các bệnh thường gặp trong mùa lạnh đó nhé.
Bạch đầu ông là cây gì ?
Bạch đầu ông còn có tên gọi là cỏ bạc đầu, cây không phải là một vị thuốc gì đó quá cao sang, già cội, bạch đầu ông thực ra là một loài cỏ nhỏ bé, mọc thấp cây chỉ cao khoảng 30cm-50cm. Với chùm hoa màu tím nhỏ xinh, khi già hoa chuyển màu trắng. Mời các bạn xem ảnh để thấy rõ hơn mô tả.
Bạch đầu ông mọc hoang khắp nơi, bạn sẽ thấy cây ở những vùng đất cao dáo như ở các gò đất cao, các ruộng lạc, ruộng ngô, ngoai…. Đặc biệt cây phát triển mạnh vào mùa lạnh, hãy để ý đến những cây có chùm hoa màu tím, bạn sẽ dễ dàng tìm thấy chúng.
Tính vị
Bạch đầu ông có các vị hơi đắng, chua và ngọt nhạt, không có độc. Tính mát.
Công dụng của cây bạch đầu ông
Theo kinh nghiệm dân gian cây bạch đầu ông có tác dụng điều trị một số chứng bệnh thường gặp, nhất là vào mùa lạnh bao gồm:
- Sổ mũi
- Ho, viêm họng
- Viêm amidan
- Sốt
- Quai bị
- Cao huyết áp
- Suy nhược thần kinh
Cách dùng bạch đầu ông theo kinh nghiệm dân gian
Theo kinh nghiệm dân gian, cây bạch đầu ông không có độc, có thể dùng tươi hay dùng khô đều được. Nhiều nơi còn dùng lá non của cây làm rau luộc hay nấu canh. Dưới đây là một số cách dùng bạch đầu ông hiệu quả từ kinh nghiệm dân gian.
1. Điều trị ho, viêm họng, viêm amidan, sốt
Dùng lá tươi: Lấy khoảng 1 nắm nhỏ lá tươi bạch đầu ông (Bỏ hoa), rửa sạch nhai nuốt với một chút muối trắng. Ngày ăn khoảng 2 lần sẽ có chuyển biến.
Dùng lá khô: Nếu không có lá tươi bạn có thể dùng 20g lá khô sắc với khoảng 1,5 lít nước, đun cạn lấy 600ml nước rồi chia làm 3 lần uống trong ngày.
2. Điều trị huyết áp cao
Lấy khoảng 25g-30g bạch đầu ông khô rửa sạch, chia làm 2 ấm rồi hãm với nước sôi uống thay nước hàng ngày như một loại trà. Cây có tính mát, vì vậy có tác dụng hạ huyết áp rất hiệu quả.
3. Điều trị suy nhược thần kinh, mất ngủ
Dùng rễ bạch đầu ông 10g khô sắc lấy nước uống hàng ngày, bạn có thể dùng rễ tươi hoặc rửa sạch phơi khô dùng dần.
4. Điều trị quai bị
Với bệnh quai bị, dân gian có kinh nghiệm hay đó là dùng một nắm lá bạch đầu ông tươi giã nát để đắp, đây cũng là một kinh nghiệm dân gian rất hay.
Đây chỉ là một trong những cách dùng bạch đầu ông làm thuốc phổ biến từ trong dân gian. Ngoài ra có những cách dùng nào khác Trung tâm cây thuốc quý Hòa Bình rất mong muốn các bạn tiếp tục chia sẻ bằng cách gửi bình luận ở phía dưới bài viết này để mọi người cùng tham khảo.
Những lưu khí khi sử dụng
Thu há sử dụng bạch đầu ông bạn nên bỏ hoa để tránh làm ảnh hưởng đến họng, dạ dày bởi hoa của cây chứa nhiều cọng nhỏ, khó tan có thể làm ảnh hưởng tới dạ dày và phổi.
Xem kỹ hình ảnh, mô tả để tránh nhầm lẫn với những loại cây khác.
Nếu không có chuyên môn hoặc kinh nghiệm về thu hái dược thảo, người dùng không nên tự thu hái, tự dùng bạch đầu ông. Để bảo đảm an toàn, bạn nên đặt mua ở những nhà thuốc nam uy tín để mua được dược liệu chất lượng, ngoài ra khi đặt mua tại các nhà thuốc có tiếng bạn sẽ được các bác sĩ chỉ dẫn cách dùng phù hợp với tình trạng sức khỏe và cơ địa của bạn.
Tránh nhầm lẫn với cây hy thiêm, một loài cây có hình dáng gần giống chỉ khác hy thiêm thảo có hoa màu vàng.
Không sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Đồng thời hãy luôn tham vấn ý kiến của các bác sĩ y học cổ truyền trước khi sử dụng bất cứ loại thảo dược nào để bảo đảm hiệu quả và an toàn bạn nhé.