Bài thuốc dân gian điều trị gai gót chân bằng viên gạch và bông hẹ

Gai gót chân

Suy giãn tĩnh mạch lâu ngày sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy như phù chân, chuột rút và gai gót chân (1). Trong đó, gai gót chân là chứng bệnh gây đau nhức âm ỉ, khó chịu vô cùng (nhất là vào buổi sáng). Khi bệnh chuyển sang trầm trọng, cơn đau có thể sẽ kéo dài suốt ngày khiến người bệnh vô cùng khó khăn trong đi lại và công việc.

Từ lúc bị đau gót chân, cô tôi chưa bao giờ cảm thấy thoải mái. Mỗi ngày trôi qua, cô đều phải đối diện với cơn đau như dao cắt ở phần gót chân. Sau đó, nhờ được người quen giới thiệu bài thuốc dân gian từ cây rau hẹ mà cô tôi đã điều trị được căn bệnh này.

Hiện tại, gót chân của cô đã không còn cảm giác đau âm ỉ nữa. Mỗi buổi sáng thức dậy, cô cũng cảm thấy dễ chịu hơn, đi lại bằng chân trần cũng không còn cảm giác thốn, khó chịu như lúc trước.

Cách dùng cây bông hẹ điều trị gai gót chân

Có thể bài thuốc này mới lạ và khó tin đối với bạn. Tuy nhiên, nó không tốn kém nhiều, dễ thực hiện và đã mang lại hiệu quả trong nhiều trường hợp. Vì vậy, nếu bạn đã dùng qua nhiều cách mà không khỏi chứng đau gót chân thì hãy dùng thêm cách này xem sao, bạn nhé!

  • Bước 1: Lấy 50 gam đến 70 gam bông hẹ, ngâm với nước muối loãng rồi rửa sạch lại với nước, sau đó ngắt nhỏ phần bông hẹ và thân hẹ non (bỏ đi phần thân hẹ già, cứng).
Bông hẹ
Bông hẹ
  • Bước 2: Cho hẹ vào cối (hoặc thố), giã nát nhừ rồi để vào tô, để thêm một ít giấm vào cho vừa ngập xem xép.
  • Bước 3: Lấy một viên gạch xây, rửa sạch bụi bẩn rồi để viên gạch ấy lên cái vỉ nướng, nướng cho đến khi viên gạch nóng đỏ thì đem xuống, để vào một cái thau nhôm hay thau inox (hoặc để dưới nền gạch cũng được).
Nướng viên gạch trên vỉ
Nướng viên gạch trên vỉ
  • Bước 4: Đổ phần hẹ và giấm trong tô lên bề mặt viên gạch đang nóng. Đến đây thì bạn có thể ngồi trên ghế và đặt trực tiếp gót bàn chân trần lên phần hẹ và giấm. Lưu ý: để gót chân vừa chạm nhẹ lên hẹ, không đặt lên viên gạch nóng. Lúc này, hỗn hợp hẹ và giấm sẽ ấm ấm, thấm vào gót chân. Nếu thấy nóng quá thì bạn cần đợi bớt nóng mới để chân lên hẹ.

Với bài thuốc này, bạn thực hiện 1 lần mỗi ngày, lúc nào rảnh thì thực hiện nhưng phải kiên trì từng ngày, sau một thời gian (tầm 1 tuần) mới thấy hiệu quả.

Lưu ý khi dùng

  • Đối với viên gạch: Bạn chỉ nên nướng gạch trên vỉ nướng, không nung gạch trực tiếp trong bếp lửa vì nếu nung thẳng trực tiếp như vậy thì nhiệt độ mà viên gạch hấp thụ vào là rất cao, khiến cho bông hẹ bị chín và giấm cũng khô ngay (công dụng của bài thuốc sẽ bị giảm đi rất nhiều). Hơn nữa, bạn còn có nguy cơ bị bỏng bàn chân.
  • Trong quá trình thực hiện: Trước khi đặt chân lên phần bông hẹ và giấm, bạn có thể lấy một miếng vải nhỏ phủ lên để chân không bị hẹ dính vào.
  • Thời gian: Bài thuốc này có thể thực hiện vào mọi thời điểm trong ngày. Tuy nhiên, bạn nên thực hiện vào buổi tối, trước khi ngủ vì khi đó, thuốc sẽ giúp phát huy tác dụng tối đa hơn (theo dân gian thì nó còn giúp giải các huyệt đạo bị bế và làm lưu thông máu). Vì vậy, ngoài bàn chân bị gai gót chân thì bạn cũng có thể đặt luôn gót bàn chân còn lại lên hẹ (để giúp lưu thông máu ở cả hai bàn chân).
Nguồn tham khảo
  1. Suy giãn tĩnh mạch có ảnh hưởng gì tới gót chân?, https://sieuthithuocdongy.vn/gian-tinh-mach-chan/suy-gian-tinh-mach-co-anh-huong-gi-toi-got-chan.html, ngày truy cập: 08/ 08/ 2021.

Kim Lụa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0
Hỏi đáp
Nhắn tin
Gọi điện