Sâm cát lâm, từ công thức làm đẹp da đến tác dụng điều trị bệnh

Nhân sâm Cát Lâm

Người Trung Quốc có câu: “Trung Quốc nhân sâm khán Cát Lâm, Cát Lâm nhân sâm khán Bạch Sơn, tối hảo nhân sâm tại Phủ Tùng” là để tự hào rằng: nói tới nhân sâm Trung Quốc thì phải kể đến nhân sâm tỉnh Cát Lâm và tốt nhất là loại nhân sâm tại núi Trường Bạch, huyện Phủ Tùng.

Được biết, nhân sâm núi Trường Bạch Cát Lâm đã được Trung Quốc và châu Âu bảo hộ chỉ dẫn địa lý, được đầu tư gieo trồng và đảm bảo chất lượng đầu ra với doanh thu hàng chục tỷ nhân dân tệ mỗi năm.

Sâm cát lâm có ở đâu ?

Trong những năm qua, ngành nhân sâm được xem là “tấm danh thiếp đẹp nhất” của tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc. Có câu “Thế giới nhân sâm khán Trung Quốc, Trung Quốc nhân sâm khán Cát Lâm“. Đó là bởi theo thống kê thì 70 % sản lượng nhân sâm trên thế giới là đến từ Trung Quốc và ở Trung Quốc thì 85 % sản lượng nhân sâm là đến từ Cát Lâm.

Không chỉ thế, tỉnh Cát Lâm còn thành lập Liên minh trồng nhân sâm núi Trường Bạch với hơn 44 doanh nghiệp và thiết lập hệ thống quản lý dịch vụ truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm nhân sâm Cát Lâm (6).

Nhân sâm Cát Lâm
Nhân sâm Cát Lâm

Đặc điểm của sâm cát lâm

So với các loại nhân sâm khác thì nhân sâm Cát Lâm được mệnh danh là báu vật trong thế giới nhân sâm vì hình dáng rất đẹp, săn chắc, vỏ vàng nâu, đường vân rõ rệt, rễ dài, mùi thơm nhẹ, vị đắng có hậu ngọt. Đặc biệt, hàm lượng ginsenosides trong nhân sâm Cát Lâm cao hơn so với các loại khác và nó được xếp vào ba bảo vật của núi Trường Bạch (sâm, chồn, nhung).

Có được những điều trên là nhờ điều kiện tự nhiên của núi Trường Bạch – nơi được mệnh danh là “ngân hàng gen loài” và “bảo tàng thiên nhiên” (khí hậu ở đây có 4 mùa rõ rệt, thiên nhiên chưa bị tàn phá, đất đai màu mỡ, ánh sáng rải rác và các điều kiện khí hậu khác đều phù hợp với sự phát triển của nhân sâm) (1).

Khung cảnh núi Trường Bạch
Khung cảnh núi Trường Bạch

Nói đến nhân sâm Cát Lâm còn là nói đến tục hái sâm. Được biết, phong tục hái nhân sâm núi Trường Bạch của người Cát Lâm đã có tự lâu đời và có những quy tắc nghi lễ riêng, từ trước khi vào núi cho đến lúc đào sâm, làm dấu hiệu thông báo chỗ có sâm cho người đến sau và đem sâm về. Khi tìm được nhân sâm, người thủ lĩnh sẽ dùng sợi dây đỏ để buộc rồi mới cẩn thận đào và tách từng rễ con ra khỏi đất.

Không chỉ thế, vào mùa thu hoạch nhân sâm, những người trồng nhân sâm ở huyện Phủ Tùng, tỉnh Cát Lâm còn ca hát, nhảy múa và tổ chức Lễ hội nhân sâm (lễ hội nhân sâm núi Trường Bạch Phủ Tùng Trung Quốc được tổ chức từ ngày 1 đến ngày 5 tháng 9 hàng năm).

Được biết, năm 2008, phong tục hái sâm trên núi Trường Bạch đã được xếp vào danh sách những di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ của Trung Quốc (vì hiện tại truyền thống này đang bị mai một và nhân sâm rừng tự nhiên cũng ngày càng ít ỏi) (5) (7).

Rượu nhân sâm Cát Lâm được bán trên thị trường Trung Quốc
Rượu nhân sâm Cát Lâm được bán trên thị trường Trung Quốc

Ngày nay, nhân sâm Cát Lâm tự nhiên không còn nhiều và chủ yếu là loại được trồng (với hơn 24 quận ở khu núi Trường Bạch được bảo vệ để trồng nhân sâm). Ở Trung Quốc, ngành công nghiệp sản xuất và chế biến nhân sâm Cát Lâm cũng phát triển mạnh nhằm đưa loại dược thảo cao cấp này đến gần với người tiêu dùng hơn (4).

Nhân sâm trong làm đẹp

Nhân sâm được biết đến là loại thảo dược làm đẹp an toàn. Cụ thể, nhân sâm chứa nhiều saponin, polysaccharid và chiết xuất của nó có thể được da hấp thụ từ từ mà không gây kích ứng bất lợi cho da.

Cách dùng: Lấy nhân sâm thái nhỏ ra rồi ngâm trong glycerin 50 %, sau 10 ngày thì lấy ra thoa mặt, mỗi ngày thoa một lần sẽ giúp thúc đẩy tuần hoàn máu ở da, tái tạo tế bào, điều chỉnh cân bằng độ đàn hồi, chất dầu và độ ẩm trong da. Không chỉ thế, các hoạt chất có trong nhân sâm còn giúp giảm sắc tố melanin và giúp da trắng sáng lên (3).

Công dụng của nhân sâm Cát Lâm

Nhân sâm Cát Lâm nổi bật với các công dụng sau:

  • Đại bổ nguyên khí, tăng cường sinh lực.
  • Giúp giảm mỡ máu.
  • Hỗ trợ điều trị tiểu đường.
  • Tăng cường chức năng tim.
  • Điều trị rối loạn, suy nhược thần kinh.
  • Giúp hưng phấn thần kinh, làm giảm mệt mỏi và tăng cường trí nhớ.
  • Giúp tăng cân.
  • Điều trị liệt dương do thể lực yếu.
  • Nâng cao thị lực và sức đề kháng của cơ thể.
  • Giúp giảm tác dụng phụ của xạ trị (1) (2).

Nhân sâm là vị thuốc bổ quý nhưng không phải ai cũng cùng được và không phải dùng lúc nào cũng được, bao nhiêu cũng được. Đó là vì hoạt tính trong nhân sâm mạnh và nó có nhiều kiêng kỵ, lưu ý khi dùng. Nếu không cẩn trọng, việc dùng nhân sâm sẽ không mang lại lợi ích cho sức khỏe, thậm chí còn gây ngộ độc.

Vì vậy, chúng ta chỉ nên dùng khi được bác sĩ cho phép và cần dùng đúng theo liều lượng, cách thức (ngâm rượu, sắc thuốc…) mà bác sĩ hướng dẫn. Thông thường, nhân sâm sẽ được dùng dưới dạng thuốc sắc (từ 6 – 12 g mỗi ngày, sắc trong nửa lít nước cho đến khi cạn còn 100 ml thì chắt ra, đổ nước khác vào nấu tiếp nước thứ hai, thứ ba và chia ra uống trong ngày) (9).

Những lưu ý khi dùng nhân sâm

1. Về thời gian và liều lượng sử dụng

Không dùng nhân sâm sau khi ăn và không nên dùng vào buổi tối. Nếu dùng nhân sâm quá liều trong thời gian dài, người bệnh sẽ gặp phải các hiện tượng như: chán ăn, đầy bụng, sôi bụng, mất ngủ do hưng phấn thần kinh, tăng huyết áp, khó chịu trong người, ngứa cổ họng, tiêu chảy vào sáng sớm, nhức đầu, chóng mặt, mẩn ngứa, tăng thân nhiệt…

2. Đối tượng không được dùng

Người đột nhiên nghẽn khí gây hen suyễn, người cổ họng khô, nhất thời bị xung động gây thổ huyết đường mũi, người bị đau bụng (“Phúc thống phục nhân sâm… tắc tử“), phụ nữ đau đẻ, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ dưới 14 tuổi, người bị viêm loét dạ dày, đau dạ dày, táo bón, lạnh bụng đau bụng, tiêu chảy, trướng bụng, rối loạn tiêu hóa, viêm gan, viêm túi mật, sỏi mật, ho ra máu, lao phổi, giãn phế quản, viêm phế quản, nấc cụt, cao huyết áp, xơ vữa động mạch, phong hàn, phong nhiệt, vẩy nến, viêm khớp, phong thấp, người bị di tinh, xuất tinh sớm… đều không được dùng.

3. Kiêng kị

Khi dùng nhân sâm, cần tránh củ cải các loại, đậu đen, trà, hải sản (vì sẽ làm thuốc mất tác dụng), cũng không được dùng lê lô (vì hai vị này tương phản).

4. Cách giải độc nhân sâm

Nếu không may dùng nhân sâm sai cách và bị ngộ độc, bạn hãy giã nát 200 g củ cải tươi rồi nấu chín với 100 ml nước và cho nạn nhân ăn (3) (8) (9).

Thông tin thêm

Theo truyền thuyết Trung Hoa, vua Thần Nông là người đầu tiên phát hiện ra những đặc tính quý báu của nhân sâm, đồng thời cũng là ông tổ của y học Trung Hoa, là người “dùng trí tuệ để mở ra sức mạnh của tự nhiên”, tìm ra những loại cây ăn được, những vị thuốc giúp đẩy lùi bệnh tật và nâng cao sức khỏe con người.

Nguồn tham khảo
  1. 吉林长白山人参, https://baike.baidu.com/item/%E5%90%89%E6%9E%97%E9%95%BF%E7%99%BD%E5%B1%B1%E4%BA%BA%E5%8F%82, ngày truy cập: 24/ 09/ 2020.
  2. 吉林人参的功效与作用显示其在养生防病方面的巨大优势, http://www.zhonghuarenshen.com/news_det.asp?id=64, ngày truy cập: 24/ 09/ 2020.
  3. 人参概览, http://cig.ac.cn/a/rencangailan/index.html, ngày truy cập: 24/ 09/ 2020.
  4. 吉林彩车有“吉味”丨人参,走入吉林寻常百姓家, https://www.sohu.com/a/344759329_265827, ngày truy cập: 24/ 09/ 2020.
  5. 吉林人參產業 種植科技標準化, https://udn.com/news/story/7333/4792205, ngày truy cập: 24/ 09/ 2020.
  6. 六月参花香——吉林省将打造千亿级人参产业, http://www.moa.gov.cn/xw/qg/201906/t20190625_6319232.htm, ngày truy cập: 24/ 09/ 2020.
  7. 人参在长白山栽培已有四百余年http://www.jl.xinhuanet.com/cbs/wh_20.htm, ngày truy cập: 24/ 09/ 2020.
  8. Những trường hợp không được dùng nhân sâm, https://suckhoedoisong.vn/nhung-truong-hop-khong-duoc-dung-nhan-sam-n40921.html, ngày truy cập: 24/ 09/ 2020.
  9. Nhân sâm Cát Lâm, https://ytamduong.vn/nhan-sam-cat-lam, ngày truy cập: 24/ 09/ 2020.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0
Hỏi đáp
Nhắn tin
Gọi điện