Cách tự kiểm tra sức khỏe phổi và hạn chế nguy cơ cảm nhiễm virus (Covid 19)

Cảm nhiễm

Giữa lúc đại dịch Covid-19 đang diễn ra phức tạp thì ai trong chúng ta, nếu có biểu hiện cảm cúm thông thường cũng sẽ thấy lo ngại khi đến bệnh viện (vì nguy cơ lây nhiễm tại bệnh viện rất cao).

Thời gian cách ly tập trung đã dạy cho tôi nhiều bài học và cũng tại nơi đây, tôi biết được cách kiểm tra, chăm sóc bản thân để hạn chế nguy cơ cảm nhiễm virus.

Phương pháp này được một bác sỹ (là bạn của ba tôi – nằm trong tuyến đầu phòng chống dịch Covid – 19 của xã) hướng dẫn cho tôi và mọi người làm theo.

Và dù là bác sĩ Tây y nhưng bác bảo trong đợt dịch này, ta phải biết kết hợp cả Tây y và Đông y thì mới có hiệu quả cao.

Trong bài viết này, tôi xin chia sẻ lại một số phương pháp phòng ngừa, hy vọng có thể giúp ích cho bạn.

1. Bài tập kiểm tra phổi

Mỗi buổi sáng, khi vừa thức dậy, bạn ra nơi có không khí trong lành rồi hít một hơi thật sâu và nín thở.

Nín thở đếm giây để kiểm tra sức khỏe phổi
Nín thở đếm giây để kiểm tra sức khỏe phổi

Nếu nín thở 15 – 20 giây mà bạn vẫn bình thường thì chứng tỏ phổi bạn vẫn khỏe. Nếu hít một hơi sâu rồi nín thở mà bị sặc là phổi đã bị bệnh và bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám (đảm bảo giữ khoảng cách an toàn và thông báo trước tình trạng của bạn trong giai đoạn dịch Covid đang hoành hành).

Đồng thời, mỗi ngày, bạn cần tập thể dục ít nhất 30 phút, tốt nhất là tập vào buổi sáng để các bộ phận trong cơ thể được đánh thức và hoạt động tốt hơn.

2. Nhỏ nước muối sinh lý

Bạn hãy chuẩn bị 3 dạng nước muối sau:

  • Nước muối sinh lý nhỏ mắt
  • Nước muối sinh lý nhỏ (xịt) mũi
  • Nước muối súc họng: Nấu nước muối sôi để nguội theo tỷ lệ 9/1000, nghĩa là với 1 lít nước thì ta với pha 9 g muối.

Mỗi ngày nên thực hiện nhỏ mắt, mũi và súc họng 3 lần để vệ sinh mắt mũi miệng, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với người khác. Đối với họng, sau khi ngậm nước muối, bạn nhớ khò trong 5 phút rồi nhổ ra để tống vi khuẩn ra ngoài. Đây là một trong những cách hiệu quả để bảo vệ sức khỏe mắt, mũi, miệng.

Súc, khò miệng bằng nước muối loãng
Súc, khò miệng bằng nước muối loãng

3. Uống các loại nước tăng sức đề kháng

Ngoài uống đủ nước mỗi ngày thì bạn cũng nên uống thêm một trong những loại thức uống sau để tăng cường sức đề kháng, giúp chống lại bệnh tật:

  • Chanh và mật ong: Chanh cung cấp vitamin C nên khi kết hợp cùng mật ong (làm dịu vị chua của chanh và bảo vệ bao tử) thì sẽ giúp thanh cổ họng và tăng sức đề kháng. Cách dùng: Bạn cắt nửa quả chanh, vắt lấy nước cốt rồi pha cùng 3 muỗng cafe mật ong, sau đó hòa với nửa ly nước ấm. Nếu không có mật ong, bạn có thể pha chanh cùng đường vàng để thức uống dễ uống hơn. Thời gian uống: Uống vào buổi sáng, trước hoặc sau bữa ăn (trường hợp bạn bị đau bao tử thì dùng 1/3 quả chanh thôi, nên uống sau bữa ăn và mỗi ngày uống một lần).
  • Nước chanh muối: Chanh muối cũng có tác dụng tương tự như nước chanh tươi pha mật ong. Không những thế, chanh muối còn có tác dụng rất tốt đối với trường hợp đau họng hay ăn không tiêu.
  • Nước gừng: Bạn lấy củ gừng tươi, thái mỏng, phơi khô (phơi nắng nhẹ cho khô dần) rồi lấy vài lát pha với nước sôi để thành trà gừng (uống sáng 1 cốc, chiều 1 cốc, lưu ý không uống lúc đang bị sốt).
  • Nước mía (đối với trường hợp bị cảm cúm, sốt): Bạn mua một ly nước mía (nếu có thể mua) rồi nấu lên, uống lúc còn ấm sẽ có tác dụng giải cảm rất hay. Nếu bạn không mua được nước mía thì chặt mía tươi thành từng khúc nhỏ, đập dập, nấu lên rồi uống dần cũng sẽ có tác dụng tương tự như nước mía ép.
Nước mía
Nước mía

4. Xông giải cảm khi bị cảm, sốt

Bạn nên trang bị sẵn thuốc hạ sốt, vitamin C 1000 trong nhà để phòng ngừa trường hợp bị cảm sốt mà không thể đi bệnh viện. Khi nhà có người bệnh, không nên mở máy lạnh mà chỉ nên mở cửa sổ để không khí thông thoáng.

Khi bị sốt và nghi nhiễm Covid – 19 mà chưa thể đi bệnh viện thì bạn cho người bệnh uống thuốc hạ sốt (cứ cách 4 đến 5 tiếng thì uống một lần cho đến khi hạ sốt), sau đó bổ sung vitamin C 1000 để tăng sức đề kháng cho người bệnh (uống lúc hạ sốt). Đồng thời, bạn lau mình bằng nước ấm, đặt khăn lên trán 10 phút.

Khi có những biểu hiện như nhức đầu, sổ mũi, đau cơ, ho, sốt nhẹ thì sau khi qua cơn sốt, bạn tiến hành xông giải cảm.

Về cơ bản, bạn chuẩn bị những loại lá sau đây. đủ hết thì càng tốt: lá sả, lá tre, lá chanh, lá bưởi, lá ngải cứu, lá khuynh diệp, lá tía tô, vỏ, bưởi, vỏ cam… , mỗi thứ một nắm (khoảng 15 – 20 gam). Sau khi rửa sạch các loại lá trên, bạn đem nấu (đậy nắp) và thấy nước sôi lên thì nhắc xuống, nhỏ thêm vào nồi vài giọt dầu gió xanh.

Sau đó, bạn trùm mền và xông cho đến khi nồi nước hết bốc khói. Mỗi ngày bạn nên xông hai lần, nếu bị sốt nhẹ thì xông mỗi ngày một lần (lưu ý xông sau khi cơn sốt qua đi). Sau khi xông khoảng 3 tiếng, bạn lấy nước xông pha cùng nước ấm rồi tắm nhanh sẽ có tác dụng giải cảm rất tốt.

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng gừng để “cạo gió”, biện pháp này cũng giải cảm rất tốt.

Cách thực hiện như sau: lấy củ gừng giã nát rồi cho vào khăn, sau đó, nấu nửa chén rượu trắng cho sôi và nhún khăn ấy vào cho ướt, đợi bớt nóng thì vắt bớt nước, lau khắp người (xem như cạo gió), mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và chiều.

Những kinh nghiệm trên áp dụng cho tất cả những ai không có điều kiện đi bệnh viện khi bị cảm cúm hoặc trường hợp xấu nhất là nghi nhiễm Covid – 19.

Trong trường hợp này, nếu không thể đi bệnh viện thì bạn hãy tách riêng người bệnh rồi chăm sóc theo những cách trên đây, lưu ý là phải lau người bằng nước ấm để hạ sốt. Đồng thời, người bệnh phải ăn uống đầy đủ, không ăn cơm được thì ăn cháo giải cảm để có sức chống chọi với cơn sốt. Tuy nhiên, nếu có thể đi bệnh viện thì hãy nhanh chóng thăm khám để bệnh không tiến triển nặng thêm nhé!

Lê Nhi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0
Hỏi đáp
Nhắn tin
Gọi điện