Mặt nạ dưỡng da và 10 cách dùng tinh dầu phong lữ

Hoa phong lữ

Hoa phong lữ còn được gọi bằng một cái tên rất đẹp là thiên trúc quỳ, với hương thơm nhẹ nhàng và màu sắc hoa đa dạng.

Vì vậy, bạn có thể trồng phong lữ trong chậu rồi treo trên sân thượng, hiên nhà hay ban công để trang trí.

Không chỉ dừng lại ở đó, người ta còn chiết xuất tinh dầu từ hoa và lá của loại cây này để phục vụ nhu cầu trị liệu, làm nước hoa và làm đẹp.

Nếu bạn là một người có niềm đam mê với tinh dầu thì đừng bỏ qua loại tinh dầu này nhé!

Cây phong lữ là cây gì?

Cây phong lữ có tên khoa học là Pelargonium graveolens, thuộc họ Mỏ hạc (1), là cây thân thảo và mọc không quá cao.

Hoa phong lữ
Hoa phong lữ

Hoa phong lữ có nhiều loại với các màu sắc khác nhau, có chứa tinh dầu màu vàng nhạt và có mùi hương nhẹ nhẹ gần giống hoa hồng.

Đặc biệt, tinh dầu từ lá và hoa phong lữ có khả năng lưu hương tốt nên được khá được ưa chuộng trong ngành hương liệu.

Tinh dầu phong lữ
Tinh dầu phong lữ

Cách dùng tinh dầu phong lữ

Nếu bạn đang sở hữu lọ tinh dầu phong lữ trong tay mà chưa biết phải làm gì thì hãy thử với các cách dùng dưới đây nhé!

  • Xua tan lo lắng: nhỏ 1 giọt tinh dầu vào bàn tay rồi xoa đều hai tay và ngửi mùi hương.
  • Dưỡng tóc bóng khỏe: hòa 2 giọt tinh dầu vào dầu gội đầu (vừa đủ dùng) hoặc dầu xả.
  • Giúp giảm nếp nhăn do lão hóa da (hợp với da khô): cho thêm 2 giọt tinh dầu phong lữ vào phần kem dưỡng mà bạn dùng hàng ngày, sau đó trộn đều và thoa lên mặt như cách dùng thông thường (thường thì sau 1 tuần sẽ thấy hiệu quả).
  • Hỗ trợ điều trị chàm và vẩy nến: mỗi lần tắm, lấy vài giọt tinh dầu phong lữ hòa với một ít sữa tắm (hoặc dầu gội), khuấy đều rồi tắm gội.
  • Xoa bóp giúp săn chắc cơ và giảm đau cơ: hòa 5 giọt tinh dầu phong lữ với một muỗng dầu nền jojoba, sau đó bôi lên vùng cơ và massage nhẹ nhàng vài phút.
  • Chống nhiễm trùng, chống nấm: lấy tinh dầu phong lữ hòa với dầu dừa rồi thoa lên.
  • Giúp khử mùi, đuổi muỗi: hòa 5 giọt tinh dầu với 5 muỗng nước rồi cho vào bình xịt khoáng, lắc đều và dùng như dầu thơm (xịt lên quần áo).
  • Giúp giảm nghẹt mũi, cải thiện hô hấp: cho vài giọt tinh dầu vào máy khuếch tán.
  • Làm thông và sạch lỗ chân lông: nhỏ 2 giọt tinh dầu vào tô nước ấm rồi kề mặt vào tô, cách mặt nước 25 cm, sau đó lấy miếng khăn trùm lại và xông hơi như thế khoảng 15 phút.
  • Đuổi côn trùng: lấy 2 giọt tinh dầu phong lữ, thấm vào miếng bông gòn rồi thoa lên vùng da dễ bị côn trùng cắn đốt (khi đi làm vườn) (2) (3).

Không chỉ thế, khi dùng tinh dầu phong lữ, hương thơm nhẹ của nó còn giúp bạn thư giãn tinh thần và tạo bầu không khí nhẹ nhàng, lãng mạn. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng ban ngày, liều lượng vừa đủ và không nên lạm dụng, bạn nhé!

Đối tượng cần tránh: Phụ nữ mang thai, người có da nhạy cảm hoặc mẫn cảm với tinh dầu… không nên dùng (1).

Mặt nạ trái cây
Mặt nạ dưỡng da

Công thức mặt nạ kết hợp có dùng tinh dầu phong lữ

Nếu bạn là một người đam mê tinh dầu thì ắt hẳn bạn còn sưu tầm nhiều loại tinh dầu khác nữa. Và không biết bạn có tinh dầu hoàng lan không? Nếu có, hãy thử công thức dưới đây nhé!

  • Thành phần: 2 giọt tinh dầu hoàng lan (tức tinh dầu Y lang Y lang), 4 giọt tinh dầu phong lữ, 1 muỗng bột đậu xanh (muỗng canh), nửa muỗng glyxerin và một ít nước.
  • Cách dùng: cho bột đậu xanh vào tô (tô bằng thủy tinh), sau đó cho một ít nước và glyxerin vào, khuấy đều rồi cho hai loại tinh dầu còn lại vào, khuấy đều. Tiếp theo, bạn rửa mặt sạch rồi đắp hỗn hợp mặt nạ ấy lên da (tránh vùng da quanh mắt và miệng). Sau 15 phút, bạn có thể rửa mặt lại bằng nước ấm rồi lau khô nhẹ nhàng.
  • Công dụng: mặt nạ này giúp loại bỏ các chất cặn bã có trong da, đồng thời làm chậm lão hóa, thúc đẩy sự phân chia tế bào, giúp da khỏe đẹp và cân bằng độ ẩm, độ nhờn của da.

Điều quan trọng hơn, mặt nạ này phù hợp với mọi loại da, kể cả da hỗn hợp. Vì vậy, bạn có thể yên tâm hơn khi dùng, bạn nhé! (4).

Nguồn tham khảo
  1. 8 tác dụng thú vị của tinh dầu phong lữ mà có thể bạn chưa biết, https://hellobacsi.com/duoc-lieu/thao-duoc/tinh-dau-phong-lu/, ngày truy cập: 18/ 06/ 2021.
  2. Tinh dầu phong lữ Geranium, https://hakufarm.vn/san-pham/tinh-dau-phong-lu-geranium/, ngày truy cập: 18/ 06/ 2021.
  3. Pelargonium graveolens, https://vi.wikipedia.org/wiki/Pelargonium_graveolens, ngày truy cập: 18/ 06/ 2021.
  4. Anh Chi (biên soạn), Mặt nạ dưỡng da dành cho phái đẹp, Nxb Phụ nữ, trang 59.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0
Hỏi đáp
Nhắn tin
Gọi điện