Phân biệt thổ nhân sâm và thổ nhân sâm ba cạnh

Thổ nhân sâm

Ở miền Nam, cây thổ nhân sâm (TNS) thường mọc hoang hoặc được trồng làm cảnh, nhất là trong khuôn viên chùa chiền, thiền viện, tòa thánh… (người ta hay gọi là cây sâm đất). Loài này có lá mọng nước và bóng nhẵn như lá mồng tơi nhưng phiến lá thì có hình trái xoan dài và thuôn dài hơn.

Trên thực tế, có nhiều loại cây tương tự như (TNS) như: lăng trục (TNS), ban diệp (TNS), (TNS) ba cạnh… Ở nước ta, (TNS) hay bị nhầm với (TNS) ba cạnh (mặc dù lá của chúng đều có thể dùng làm rau ăn và rễ của chúng cũng có những công dụng tương tự nhau).

Phân biệt cây thổ nhân sâm và (TNS) ba cạnh

  1. Cây thổ nhân sâm (土人参) có tên khoa học là Talinum paniculatum. Loài này có thể cao đến 60 cm và thân nhẵn bóng, hình tròn, mọc nhiều nhánh ở phần sát gốc. Hoa (TNS) tương đối nhỏ, có màu hồng và mọc thưa ở ngọn thân, ngọn nhánh, quả nhỏ có màu đỏ hoặc xám tro (1).
Lá và quả thổ nhân sâm
Lá và quả (TNS) (lá thuôn nhọn)

2. Khác với thổ nhân sâm, (TNS) ba cạnh (Talinum triangulare) có thân tương đối thấp hơn và mập hơn, phiến lá thuôn tròn (chứ không thuôn nhọn như (TNS)). Đặc biệt, đúng như tên gọi, thân nhánh của cây (TNS) ba cạnh có hình lăng trụ 3 cạnh, hoa màu hồng hoặc trắng, quả màu vàng (1).

Thổ nhân sâm ba cạnh (loại hoa trắng)
Thổ nhân sâm ba cạnh, lá thuôn tròn (loại hoa trắng)
sâm đất ba cạnh loại hoa hồng)
Cây (TNS) ba cạnh, lá thuôn tròn (loại hoa màu hồng)

Công dụng làm thuốc của thổ nhân sâm

Với cây (TNS) thì rễ và lá đều có thể dùng làm thuốc (nhưng thường dùng rễ).

Nếu dùng rễ thì sau một năm gieo trồng, ta đào lấy rễ củ, rửa sạch, cắt bỏ các rễ con rồi đem phơi khô. Khi dùng làm thuốc, ta xắt mỏng rễ cây ra rồi đem tẩm nước đường và đồ chín (1).

Theo y học cổ truyền, (TNS) điều trị được nhiều bệnh như:

  • Suy nhược cơ thể, ốm yếu.
  • Điều trị sưng phổi, ho do phổi khô.
  • Tiểu són, tiểu dầm.
  • Giúp lợi sữa.
  • Điều trị kinh nguyệt không đều (1).

Cách dùng: Tùy theo lời dặn của thầy thuốc, liều dùng (TNS) có thể dao động từ 30 – 50 g củ (hoặc ít hơn, nhiều hơn), sắc lấy nước uống.

Với lá thổ nhân sâm thì dân gian thường ăn như rau mồng tơi (không nên ăn thường xuyên) còn khi dùng làm thuốc thì dùng tươi quanh năm. Thông thường, lá (TNS) được dùng ngoài da để điều trị mụn nhọt (lấy lá tươi rửa sạch, giã nát và đắp lên thường xuyên sẽ giúp mát da và giảm mụn nhọt).

Công dụng làm thuốc của thổ nhân sâm ba cạnh

Ở quê, nhiều người hay hái lá của cây này nấu canh cùng với thịt hoặc tôm, tép để bồi bổ. Theo y học cổ truyền, lá (TNS) ba cạnh đem nấu canh ăn có tác dụng lợi tiểu, giải độc, tăng cân, giảm táo bón, hỗ trợ ngủ ngon, giảm đau nhức lưng cũng như nhức đầu (1).

Lá sâm đất nguyên liệu nấu canh
Lá (TNS) – nguyên liệu nấu canh cùng với thịt

Tuy nhiên, lá cây này cũng có dược tính, vì vậy, chúng ta không nên ăn thường xuyên. Ngoài ra, trong trường hợp bị rôm sẩy ngoài da thì dân gian cũng dùng lá tươi của cây, giã nát rồi ép lấy nước và bôi lên da (1).

Về công dụng làm thuốc, rễ củ của cây (TNS) ba cạnh được dùng chủ yếu với công dụng “bổ trung ích khí”, “nhuận phế sinh tân”. Theo PTS Võ Văn Chi thì ở Trung Quốc, rễ của cây (TNS) ba cạnh được dùng điều trị kinh nguyệt không đều và ho do phổi nóng là chủ yếu (rễ cây này cũng được dùng tương tự như rễ thổ nhân sâm) (1).

Thông tin thêm

  • Ngoài hai loại trên thì còn một loại nữa được gọi là ban diệp thổ nhân sâm (斑叶土人参, Talinum paniculatum ‘Variegatum’). Loại này trên lá có các đốm màu và hầu như chỉ được trồng làm cảnh (1).
Ban diệp thổ nhân sâm
Ban diệp (TNS)
  • Giữa (TNS) và (TNS) ba cạnh, xét về năng suất thì thổ nhân sâm ba cạnh cho năng suất cao hơn về lá (nên được trồng nhiều hơn để làm rau xanh). Đặc biệt, có thể nhân giống cây thổ nhân sâm ba cạnh bằng cách giâm cành (nếu giâm cành thì sau 25 ngày đã có thể thu hoạch lứa lá đầu tiên) (1) (2).
  • Khi dùng (TNS) cũng như thổ nhân sâm ba cạnh để làm thuốc, bạn nên hỏi thêm ý kiến của thầy thuốc. Nếu dùng làm rau ăn, chúng ta cũng chỉ nên dùng vừa phải và những người cần tẩm bổ mới dùng (và cũng cần chú ý tương tác thuốc với các loại thuốc khác).
Nguồn tham khảo
  1. Võ Văn Chi, Từ điển cây thuốc Việt Nam, tập 2, NXB Y học, HN, 2018, trang 899.
  2. Thổ nhân sâmhttps://www.baodanang.vn/ytesuckhoe/201710/phuong-hay-thuoc-quy-tho-nhan-sam-2572773/index.htm, ngày truy cập: 09/ 10/ 2020.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0
Hỏi đáp
Nhắn tin
Gọi điện