Si (cây gừa) và bài thuốc điều trị sỏi thận, liệt nửa người ( 4)

Có một thời, nói đến cây gừa là người ta liên tưởng ngay đến đời sống sông nước mặc dù cây này cũng có mặt ở các địa hình khác. Nếu là trước đây, đi men theo các bờ ao hay bến sông miền Tây Nam Bộ, bạn sẽ rất dễ bắt gặp hình ảnh những rặng dừa xanh um, to bệ vệ, vừa giúp giữ bến lại vừa tỏa bóng mát lên những chiếc cầu ván xinh xinh – nơi các mẹ, các chị ngồi giặt đồ, rửa chén hàng ngày và những đứa trẻ đùa nhau tắm lội.

Đặc biệt, cây gừa có rất nhiều rễ phụ thả dài từ thân, nhánh và ngay những nhánh gie ra mé sông, người ta gom các sợi rễ lại để làm dây cột xuồng. Không chỉ thế, lũ trẻ con chúng tôi ngày đó vẫn hay bẻ lá gừa cuốn tròn rồi bóp dẹp một đầu để thổi “tò te”, khi tắm thì kết rễ của nó làm dây đu ra giữa sông rồi buông tay thả “đùng” khoái chí. Thậm chí, có lần chơi trốn tìm, có đứa còn trèo lên cây gừa cổ thụ và nằm trên cái chạc ba để trốn. Tán lá mát rượi, gió hiu hiu, thế là nó ngủ ngon một giấc tới chiều để bọn tôi phải tìm khắp xóm!

Cứ như thế, cây gừa trở nên bình dị, gần gũi đến đỗi quên mất nó đi, để rồi đôi lúc nghe những người đi tìm thuốc nam hỏi “có thấy cây gừa ở đâu không”, bất chợt lại giật mình: Cây gừa!

Đặc điểm

Cây gừa (tên khoa học: Ficus microcarpa, họ Dâu tằm: Moraceae) (1), cây gừa còn có tên gọi khác như cây si (miền Bắc)…

Là cây cỗ lớn, có thể cao đến 25 m, phân nhiều nhánh và trên nhánh có nhiều rễ phụ phát triển mạnh, thả xuống mặt nước hoặc ăn sâu vào đất. Lá gừa nhẵn bóng, dài, mọc so le và lá non có lá kèm nhỏ. Quả gừa mọc ở kẽ lá, có hình dáng như quả sung nhưng rất nhỏ, chỉ khoảng bằng đầu ngón tay út, khi sống có màu vàng nhạt rồi chuyển sang hồng, lúc chín có màu đen. Bộ phận dùng làm thuốc của cây gừa là rễ và lá (rửa sạch, phơi khô).

Cây gừa miền Bắc gọi là cây si, ngoài trồng làm cây bóng mát nhiều gia đình còn trồng làm cây cảnh, cây thế bon sai rất đẹp.

Tính vị, công dụng của cây gừa (cây si)

Nhựa gừa: có thể điều trị hắc lào, tràng nhạc bằng cách pha nhựa gừa với giấm rồi bôi lên da (3).

Lá gừa: Lá gừa có vị đắng chát, tính mát, có tác dụng hoạt huyết, giải nhiệt, tán ứ. Trong y học cổ truyền, lá gừa được dùng điều trị một số bệnh như cảm cúm, ho gà, viêm khí quản, viêm phế quản mạn tính, viêm amidan, kiết lỵ, sốt rét và viêm ruột. Cách dùng: sắc uống từ 5 – 12 g mỗi ngày, mỗi đợt điều trị là 10 ngày (2) (3).

Rễ gừa: Rễ gừa có vị đắng chát, tính bình và mát, có tác dụng hoạt huyết, thanh nhiệt, giải độc, được dùng trong điều trị các chứng như: cảm mạo, sốt cao, viêm amidan, đau nhức khớp và đòn ngã gây chấn thương (sắc uống từ 15 – 30 g) (2). Bên cạnh đó, rễ gừa còn được dùng để điều trị chảy máu cam, viêm kết mạc, sởi mọc không đều, đau mắt hột, phong thấp và tiểu ra máu. Cách dùng: sắc uống từ 9 – 15 g mỗi ngày hoặc cũng có thể ngâm rượu (3).

Công dụng của cây gừa, cây si
Quả gừa

Ngoài ra, có thể kể đến một số bài thuốc kết hợp có thành phần từ rễ cây gừa như:

  • Sỏi thận: Bài thuốc bao gồm các vị: rễ gừa (30 g), rễ nhàu và thân cây muồng trâu (mỗi loại 20 g), vỏ thân cây chân chim và rễ cây thài lài trắng, hay còn gọi là rau trai (mỗi loại 10 g), lõi cỏ bấc (4g). Cách dùng: các vị thuốc trên phơi khô, thái nhỏ rồi sắc trong 400 ml nước đến khi còn 100 ml nước thì ngưng và chia làm hai lần uống trong ngày, mỗi đợt điều trị kéo dài 5 -7 ngày liên tiếp (3).
  • Liệt nửa người: Bài thuốc gồm các vị: rễ gừa (30 g); cành vá lá tầm gửi, cành và lá cây lức, rễ cây nhàu non hoặc vỏ thân cây nhàu già, gỗ thân cây chòi mòi, gỗ thân cây cù đèn, cây trinh nữ (mỗi loại 20 g); cành và lá cây dành dành, củ gấu, rễ cỏ xước, rễ cây ruối gai (mỗi loại 10 g). Cách dùng: thái nhỏ và sắc lấy nước uống trong ngày, mỗi đợt điều trị kéo dài 10 ngày liên tiếp (3).

Nguồn tham khảo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

4 những suy nghĩ trên “Si (cây gừa) và bài thuốc điều trị sỏi thận, liệt nửa người ( 4)

    • Caythuoc.org nói:

      Chào bạn.
      Dân gian không nói đến công dụng điều trị tiểu đường của cây dừa, nếu bạn muốn tìm một vị thuốc hỗ trợ tiểu đường, bạn có thể tham khảo sử dụng thay thế bằng một số vị thuốc dân gian khác như cây dây thìa canh, giảo cổ lam. Hoặc liên hệ với nhà thuốc qua số điện thoại 0978784411 để được hỗ trợ thêm.

4
Hỏi đáp
Nhắn tin
Gọi điện