Lá bạch đàn (khuynh diệp) và hai cách điều trị hôi chân hiệu quả ( 2)

Hôi chân

Hôi chân luôn là nỗi lo của nhiều người, đặc biệt là các đấng mày râu thường hay lao động và đổ mồ hôi.

Một người anh họ của tôi, ngay từ nhỏ đã bị chứng ra mồ hôi nhiều, nhất là mồ hôi ở chân, sau này lớn lên lại mắc phải chứng hôi chân nên công việc của anh cũng bị ảnh hưởng khá nhiều (vì cảm thấy tự ti).

Được biết, anh cũng thử qua nhiều cách nhưng chứng hôi chân vẫn không khỏi được. Sau này, nhờ một lần về quê thăm ông bà mà anh được chỉ cách điều trị hôi chân bằng lá bạch đàn tươi. Thế là anh làm thử và thấy tình trạng hôi chân được cải thiện rất nhiều.

Lá khuynh diệp (bạch đàn)
Lá khuynh diệp (bạch đàn)

Cách điều trị hôi chân từ lá bạch đàn tươi

Lá bạch đàn xanh hay còn gọi là lá khuynh diệp, là một loại lá chứa nhiều tinh dầu với mùi hương đặc trưng. Ở quê thì ai cũng biết đến lá bạch đàn: bắt lửa rất nhạy, dùng xông hơi thúc đổ mồ hôi rất hay và có tính kháng khuẩn rất hiệu quả.

Trong đó, có bài thuốc dân gian điều trị hôi chân từ loại lá này.

  • Cách thực hiện như sau: lấy 40 – 50 g lá bạch đàn tươi, rửa cho sạch bụi bẩn rồi để vào nồi hoặc ấm, nấu với 1 – 2 lít nước cho đến khi nước sôi thì để sôi thêm 5 – 7 phút, sau đó đem xuống, để bớt nóng và tiến hành ngâm chân.
  • Số lần ngâm: Đợi nước còn âm ấm, bạn ngâm chân và thư giãn, mỗi ngày thực hiện 2 lần vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ (không có thời gian thì bạn thực hiện một lần cũng được nhưng phải duy trì mỗi ngày). Thông thường, sau 5 – 7 ngày, bạn sẽ thấy tình trạng hôi chân giảm đi đáng kể.
  • Lưu ý: Khi ngâm chân trong nước thuốc, bạn nên giữ lại phần xác lá để cùng ngâm, như thế sẽ giúp bài thuốc phát huy hiệu quả tốt hơn.
Những người hôi chân rất ngại khi mang giày, dép kín
Những người hôi chân rất ngại khi mang giày, dép kín

Phương thức kết hợp: dùng lá bạch đàn tươi lót giày

Bên cạnh việc ngâm chân thì bạn cũng nên dùng lá bạch đàn tươi để lót giày (nếu bạn hay mang giày, dép kín), như thế thì bàn chân bạn sẽ được kháng khuẩn tốt hơn.

Cách thực hiện như sau: Trước khi mang giày, bạn hái 3 đến 4 lá bạch đàn tươi, lót ở nền giày, sau đó mang vớ vào và mang giày như bình thường là được. Đến cuối ngày, khi về nhà thì bỏ lá đó ra và ngày hôm sau thì dùng tiếp lá mới.

Lưu ý: Trước khi nhét lá bạch đàn vào giày, bạn nên vò lá cho hơi nát để hương tinh dầu trong lá dễ dàng lan tỏa. Những ngày đầu, có thể bạn sẽ thấy không quen khi di chuyển do có cảm giác cộm nhưng dần dần sẽ quen và thấy chân thoáng khí, sạch mùi, dễ chịu hơn.

Bài thuốc dân gian điều trị hôi chân bằng lá lốt và muối

Ngoài lá bạch đàn tươi thì lá lốt cũng có tác dụng điều trị hôi chân, ngoài ra còn giúp cải thiện tình trạng đổ mồ hôi nhiều ở tay và chân (tuy nhiên, lá bạch đàn vẫn được dùng nhiều hơn vì dễ tìm hơn).

Cây lá lốt
Cây lá lốt
  • Cách thực hiện: lấy khoảng 50 gam lá lốt tươi, rửa cho sạch bụi bẩn rồi bắt một cái nồi vừa phải, đổ vào đó 1 đến 2 lít nước, 1 đến 2 muỗng cafe muối và để lá lốt đã rửa sạch vào đun (đun sôi khoảng 5 đến 7 phút thì đem xuống, để bớt nóng thì tiến hành ngâm chân).
  • Số lần thực hiện: 2 lần mỗi ngày.
  • Lưu ý: Nếu chân bạn có vết thương hở thì không nên dùng, hãy đợi vết thương lành hẳn rồi hãy thực hiện. Ngoài ra, nếu bị đổ mồ tay quá nhiều, bạn cũng có thể dùng thuốc này để ngâm tay (ngâm khi nước còn ấm và để luôn lá lốt cùng ngâm, không cần vớt bỏ).

Thông tin thêm: Nếu có giấm, bạn có thể nấu lá lốt với 2 thìa giấm (giấm thay cho muối) thì da chân bạn sẽ sạch và bớt đổ mồ hôi hơn.

Kim Lụa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

2 câu hỏi về “Lá bạch đàn (khuynh diệp) và hai cách điều trị hôi chân hiệu quả ( 2)

2
Hỏi đáp
Nhắn tin
Gọi điện