Công dụng làm thuốc của mai rùa (quy bản, quy giáp) ( 3)

Bạn biết đấy, rùa là loài vật có tuổi thọ cao và nằm trong Tứ linh nên thường được gắn với các yếu tố thần kỳ. Đặc biệt, mai rùa là bộ phận được dân gian xem như hồn cốt của rùa, có tính linh thiêng.

Chính vì thế, khi mò được các mai rùa dưới ao hoặc nhặt được ở đâu đó, người ta thường mang về lưu giữ hoặc làm vật chiêm bốc (xem bói) (1).

Thời còn đi học, tôi vẫn hay nghe kể về cách người xưa lần theo các vết nứt trên mai rùa rồi ứng với các chữ cái mà đoán ý “thần linh”.

Không chỉ thế, mai rùa còn được dùng làm thuốc. Vậy, mai rùa có tác dụng gì và khi dùng làm thuốc thì nên dùng mai trên hay mai dưới?

Công dụng của mai rùa
Mai rùa

Cách dùng mai rùa làm thuốc

Mai rùa còn được gọi là quy bản (龜板) hay quy giáp (龜甲), rất cứng và xương mai rùa ghép lại cũng rất chặt (vì vậy, người xưa cho rằng nó có thể làm khít lại phần thóp trên đỉnh đầu của trẻ) (5).

Như vậy, làm thế nào để có được một lượng nhỏ mai rùa làm thuốc?

Rất đơn giản. Theo sách Thần nông bản thảo kinh thì khi gặp nhiệt độ cao (nóng), xương mai rùa sẽ tiết ra màng dính và lúc này, ta có thể dễ đập vỡ mai rùa hơn (1).

Nên dùng mai rùa trên hay mai rùa dưới?

Vào thời nguyên thủy, người xưa dùng cả mai trên của rùa (được gọi là “bối giáp” 背甲) và mai dưới (tức yếm rùa, được gọi là “phúc giáp” 腹甲) để điều trị bệnh. Đến thời nhà Thanh, các vị lang y thấy rằng mai rùa dưới giúp bổ âm tốt hơn nên đa phần họ chỉ dùng mai dưới làm thuốc.

Tuy nhiên, sau này, khi các kết quả nghiên cứu cho thấy mai trên và mai dưới của rùa đều không khác nhau về thành phần và tác dụng điều trị bệnh thì cả hai mai lại được dùng làm thuốc.

Mặt khác, nếu xét về chất keo dính của mai rùa thì ở mai trên nhiều hơn mai dưới (1).

Mai rùa (miếng nhỏ)
Mai rùa (miếng nhỏ)

Công dụng của mai rùa là gì ?

Mai rùa có vị mặn, tính bình. Theo các ghi chép thì đây là một vị thuốc quý và có nhiều tác dụng. Công dụng của mai rùa là:

  • Bổ tim, bổ máu, bổ xương cốt, bổ gan và bổ âm ích thận (bồi bổ cơ thể nói chung).
  • Giúp giảm đau ở người bị phong thấp.
  • Điều trị chứng ra máu âm đạo ngoài kỳ kinh.
  • Điều trị khí hư, lở ngứa âm đạo.
  • Giúp tan máu ứ của phụ nữ.
  • Dùng cho người tay chân hay thấy nặng nề, bủn rủn.
  • Điều trị di tinh, bạch đới, đổ mồ hôi trộm do âm hư hỏa vượng.
  • Điều trị nhức đầu hoa mắt, buồn nôn, trong lòng hay buồn phiền (do “can dương thượng kháng”) gây ra.
  • Điều trị âm hư gây chảy máu cam, ho ra máu, tiểu ra máu, trĩ ra máu và đại tiện ra máu.
  • Giúp cầm máu trong trường hợp rong kinh, kinh nguyệt quá nhiều.
  • Dùng trong trường hợp gân cốt yếu và chân yếu.
  • Cải thiện tình trạng mất ngủ (khiến trí nhớ kém).
  • Giúp ích trí, điều trị chứng hiếu động, hay nghịch phá ở trẻ em.
  • Điều trị đau tim và tim đập loạn nhịp (do hoảng loạn, sợ hãi) (1).

Cách dùng: mỗi ngày sắc uống từ 12 – 24 g, có khi lên đến 30 g (cũng có thể tán bột uống nhưng dùng dưới dạng thuốc sắc thì vẫn tốt hơn) (4) (5).

Các bài thuốc thông dụng

Bản thân mai rùa có dược tính nhưng khi dùng làm thuốc, dân gian thường kết hợp với các thảo dược khác hoặc dược liệu dẫn để mang lại hiệu quả cao hơn.

Bột mai rùa
Bột mai rùa

1. Điều trị sốt rét

  • Chuẩn bị: mai rùa (liều lượng tùy theo số lần muốn dùng).
  • Thực hiện: đốt lên rồi nghiền nát thành bột.
  • Liều lượng: mỗi lần dùng thì múc một thìa bột hòa cùng với rượu mà uống (1).

2. Điều trị mụn độc sưng tấy

  • Chuẩn bị: mai rùa (lượng vừa đủ tùy theo số lần dùng).
  • Thực hiện: lấy thuốc nướng lên, sau đó nghiền nát thành bột.
  • Liều dùng: mỗi ngày dùng một lần, khi dùng thì múc 12 g bột hòa với rượu rồi uống.
  • Ghi chú: nếu trẻ em bị mụn nhọt ở lỗ tai, miệng và đầu thì ta nướng mai rùa cho cháy thành tro rồi tán nát, sau đó thoa lên chỗ mụn nhọt (1).

Lưu ý khi dùng mai rùa làm thuốc

  • Đối tượng: Những người âm hư nhưng không có nhiệt thì không nên dùng mai rùa. Bên cạnh đó, những người tỳ vị hư hàn cũng không nên dùng vị thuốc này (phụ nữ mang thai cũng cần hỏi thêm ý kiến của thầy thuốc).
  • Trong bào chế: Nếu dùng mai rùa để sắc uống cùng các vị thuốc khác thì ta cần sắc mai rùa trước (2).
  • Lựa chọn: Với các loài rùa trên núi hay dưới nước mà yếm to và dày thì không dùng làm thuốc (3).

Nguồn tham khảo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

3 những suy nghĩ trên “Công dụng làm thuốc của mai rùa (quy bản, quy giáp) ( 3)

  1. huỳnh văn hưng nói:

    bạn phải có ý thức bảo vệ loài rùa quý hiếm vì hiện nay rùa được liệt kê trong Sách Đỏ IUCN là nguy cấp chứ đừng săn trộm làm thuốc rồi lỡ như chúng nó tuyệt chủng thì sao ?

  2. Huỳnh văn hưng nói:

    Bạm ơi hiện nay rùa trên toàn cầu đang có nguy cơ tuyệt chủng mà sao bạn lại bài người khác các công dụng từ mai rùa vậy lỡ như mấy người tin heo lời bạn rồi tàn sát loài rùa làm thuốc thì sao, bạn phải có ý thức bảo vệ thiên nhiên còn mấy cái chuyện mà thuốc bổ từ mai rùa từ người khác đều là sai hết vì đó là chuyện ko có ý thức bảo vệ .Chỉ cần con người chúng ta vệ sinh cơ thể để ko bị bệnh mà săn rùa làm thuốc nữa.

3
Hỏi đáp
Nhắn tin
Gọi điện