Cỏ mực, ngải cứu và đại bi giúp hạ sốt nhanh chóng, hiệu quả

Bạn có biết, các thuốc hạ sốt được bán trên thị trường đa phần đều có chung hoạt chất và chỉ khác về dạng bào chế thôi. Điều đó có nghĩa là: thuốc hạ sốt dạng viên uống, dạng gel bôi, dạng viên đạn nhét hậu môn, dạng cao dán hay dạng bột… đều có chứa hoạt chất (để thấm qua da, qua ruột, vào máu, lên hệ thần kinh…) và nếu dùng quá liều thì đều sẽ dẫn đến tác dụng phụ, thậm chí là ngộ độc (1).

Trên thực tế, đã có rất nhiều trường hợp ngộ độc, suy gan do uống quá liều thuốc hạ sốt (với các biểu hiện như mệt mỏi, da chuyển sang màu vàng, mắt vàng, chán ăn, buồn nôn và nôn rất nhiều khi ăn…) (2).

Vì vậy, lời khuyên chung là phải dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ (kể cả thuốc đặt hậu môn).

Và bạn biết đấy, xung quanh chúng ta cũng có rất nhiều cây thuốc, vị thuốc giúp hạ sốt (từ cách dùng “cột cữ” trên tay cho đến thuốc uống).

3 vị thuốc gần gũi và những công dụng tuyệt vời

Đầu tiên ngải cứu – không đơn thuần chỉ là loại rau giúp tăng hương vị cho các món ăn mà còn là vị thuốc quý giúp điều trị các bệnh như: đau bụng kinh, động thai, mụn viêm, viêm da cơ địa…

Lá ngải cứu
Lá ngải cứu

Vị thuốc thứ hai không thể không kể đến đó là cỏ mực (hay còn gọi là cỏ nhọ nồi). Đây được xem là vị thuốc quý đa công dụng, đặc biệt là công dụng cầm máu.

cây cỏ mực, cây nhọ nồi
Cây cỏ mực

Sau cùng là cây cúc tần (hay còn gọi là đại bi, từ bi xanh) – loại Nam dược phổ biến của nhiều bà con vùng đồng quê sông nước.

Cây đại bi
Cây đại bi (cúc tần, từ bi xanh)

Theo kinh nghiệm dân gian, kết hợp 3 loại trên sẽ giúp hạ sốt rất hiệu quả. Riêng với tôi, ngay từ hồi còn nhỏ cho đến thời điểm hiện tại, mỗi lần tôi có triệu chứng sốt là lại dùng bài thuốc dân gian này (nên không cần dùng thuốc Tây). Cách dùng như sau:

Cách 1

  1. Người lớn: Lấy cỏ mực (cả thân, lá và rễ), lá cây đại bi và lá ngải cứu, mỗi loại 50 g. Sau đó, rửa thật sạch bụi bẩn, bùn đất, nhất là đối với rễ cây nhọ nồi. Tiếp theo, ta để tất cả vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn hoặc dùng cối giã nhuyễn với 100 ml nước và vắt lấy nước uống (phần bã thì đắp lên trán từ 5 đến 7 phút).
  2. Trẻ em: Với trẻ em thì bạn chỉ cần giảm liều lượng xuống một nửa (so với liều của người lớn), lượng nước cũng giảm xuống một nửa và có thể cho thêm chút đường để trẻ dễ uống.

Thông tin thêm:

  • Ngoài công dụng giải cảm và hạ sốt tức thời, phần bã thuốc khi đắp lên trán người bệnh còn giúp điều trị cả chứng nhức đầu.
  • Ngoài ra, nếu người bệnh cũng bị đau nhức xương khớp thì chỉ cần đắp phần bã thuốc lên chỗ đau nhức là sẽ giúp cải thiện ít nhiều.
  • Với trường hợp phụ nữ bị đau bụng trong thời kỳ kinh nguyệt, dùng bã thuốc này đắp lên bụng cũng sẽ giúp giảm đau bụng kinh.

Cách 2

  1. Người lớn: Bạn lấy cỏ mực, ngải cứu và lá đại bi, mỗi loại 100 g, rửa sạch và để vào nồi, nấu cùng 3 chén nước cho đến khi nước rút còn lại một chén thì chắt lấy nước, để bớt nóng và uống.
  2. Trẻ em: Dùng ngải cứu, nhọ nồi và lá đại bi, mỗi loại 50 g, sắc cùng 2 chén nước, đun sôi đến khi nước rút còn hơn nửa chén thì chắt ra, để bớt nóng và uống.

Lưu ý khi dùng

  • Chỉ đun với lửa vừa vừa để giúp chất thuốc được ra triệt để hơn.
  • Các bài thuốc trên đây chỉ phát huy hiệu quả cao đối với người sốt từ 37 độ đến 38 độ. Với trường hợp sốt nóng kéo dài và thân nhiệt quá cao thì bạn nên đưa người bệnh đi đến sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị nhé!

Kim Lụa

Nguồn tham khảo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0
Hỏi đáp
Nhắn tin
Gọi điện