Rễ củ cây rau ngót và bài thuốc điều trị ung thư vú

Nếu bạn hỏi cây rau ngót có làm thuốc được không thì những người lớn tuổi ở quê có thể sẽ trả lời rằng: có chứ, rễ và lá của nó đó. Nhưng nếu bạn hỏi thêm nó điều trị bệnh gì thì có lẽ chỉ có những người làm nghề thuốc mới nhớ thôi.

Thật ra, lá rau ngót thì không xa lạ vì đây là loại lá giàu dinh dưỡng, thơm ngon và được ưa chuộng trong nhiều bữa ăn của gia đình Việt. Tuy nhiên, nó lại có nguy cơ gây sảy thai (ở cả người và động vật có vú), ngoài ra cũng sẽ gây tác dụng phụ nếu ăn quá nhiều trong ngày hoặc dùng liên tục hơn 1 tháng.

Cần cẩn trọng khi dùng cây rau ngót
Lá rau ngót – loại rau quen thuộc ở miền quê

Vậy, còn rễ rau ngót, loại rễ to như củ thì có tác dụng gì và có thể dùng làm thuốc không?

Rễ cây rau ngót trong y học cổ truyền

Theo công trình Từ điển cây thuốc Việt Nam (tập 1) thì rễ cây rau ngót có vị ngọt nhẹ, hơi đắng và có các công dụng như:

  • Có tính mát, giúp lợi tiểu, thông huyết, hoạt huyết.
  • Kích thích co bóp tử cung.
  • Điều trị sốt, lỵ, đại tiện ra máu và viêm hạch lympho.

Cách dùng: mỗi ngày, lấy 20 g rễ tươi, giã nát rồi cho thêm một ít nước vào, chia thành hai lần uống (mỗi lần cách 10 phút) (1).

Lưu ý: Phụ nữ mang thai không được uống.

Rễ cây rau ngót và bài thuốc dân gian điều trị ung thư vú

Ở quê tôi có bài thuốc điều trị ung thư vú từ rễ củ của cây rau ngót. Sở dĩ tôi biết đến bài thuốc này là nhờ một lần đi bỏ mối rau với mẹ ở chợ (rau ngót, rau xà lách, rau muống đồng… đủ loại cả). Hôm đó, vừa giao rau tới thì nghe một cô hơn 50 tuổi, sau khi nhận rau của nhà tôi xong đã kể cho mọi người nghe một tin mừng: con dâu của cô đã cải thiện được bệnh ung thư vú. Cô nói: “nó dùng bài thuốc này một thời gian rồi nó đi bác sĩ kiểm tra thì được báo là khối u ngực của nó giờ teo lại luôn”.

Được biết, bài thuốc này giúp ngăn chặn và ức chế được sự di căn của khối u.

Cách dùng như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị một củ của cây rau ngót được trồng từ 2 năm trở lên (lấy phần phình to sát rễ phía dưới), sau đó rửa sạch, chặt và loại bỏ phần rễ bám vào xung quanh củ.
Phần dùng làm thuốc của rễ củ rau ngót
Phần dùng làm thuốc của rễ củ rau ngót

Ngoài ra, bạn chuẩn bị thêm một cái nắp khạp (dạng nắp đậy lu, khạp bằng đất đã được nung nóng đỏ và cứng cáp), rửa sạch những lớp bụi bẩn bám trên nắp (lưu ý rửa thật kỹ cho sạch tạp chất, với nắp khạp thì sau khi rửa bạn nên phơi lại cho khô).

Nắp khạp
Nắp khạp
  • Bước 2: Lấy củ rau ngót mài lên mặt nắp khạp đó, lưu ý trong lúc mài nhớ để vào vài giọt nước để mài dễ hơn và củ có thể ra được dược chất nhiều hơn. Khi mài ra được 1 muỗng cafe, bạn đổ phần thuốc đó ra chén rồi dùng một ít nước ấm để tráng và lấy luôn phần nước thuốc còn bám lại trên nắp khạp.
  • Bước 3: Đổ thêm một ít nước ấm vào chén thuốc cho đầy chén (dạng chén ăn cơm thường ngày) và uống hết.

Đối với bài thuốc điều trị ung thư vú từ củ cây rau ngót này, bạn uống 3 lần mỗi ngày (uống sau mỗi bữa ăn khoảng 1 giờ đồng hồ). Vì là bài thuốc tự nhiên nên bạn cần uống liên tục từ nửa tháng đến 1 tháng, sau đó đi khám lại để xem tình trạng bệnh nhé (nếu bạn đang dùng các biện pháp Tây y thì không nên bỏ thuốc Tây mà hãy hỏi bác sĩ xem có thể kết hợp Đông – Tây y không nhé!).

Lưu ý

  • Đối với củ cây rau ngót: bạn nên lựa chọn và sử dụng củ của những cây được trồng lâu năm (từ 2 năm trở lên), càng lâu càng hiệu quả (loại củ được trồng lâu năm thường có màu đỏ và hơi hồng còn loại củ được trồng chưa lâu thì phần vỏ có màu trắng xanh).
  • Khi mài: Lượng nước được mài từ củ cây rau ngót phải thật đặc, dạng sền sệt thì mới có hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, bạn mài thuốc lần nào thì dùng luôn lần đó để tránh thuốc bị ôi thiu.
  • Cách bảo quản củ cây rau ngót để dùng cho các lần thuốc sau: dùng màng bọc thực phẩm quấn quanh phần củ tươi rồi để trong ngăn mát tủ lạnh.

Kim Lụa

Nguồn tham khảo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0
Hỏi đáp
Nhắn tin
Gọi điện