Đậu xanh gạo nếp, bài thuốc điều trị ghẻ lở tài tình

Bệnh ghẻ (ảnh minh họa)

Ghẻ lở là bệnh ngoài da do con ghẻ gây ra và có nhiều loại ghẻ khác nhau như ghẻ ngứa, ghẻ phỏng, ghẻ lát, ghẻ khuyết, ghẻ xốn, ghẻ lở…

Nhìn chung, chỗ bị ghẻ thường có các biểu hiện như: ngứa, nổi nốt ghẻ u cục, tiết ra nước hoặc mủ…

Như tôi, tôi đã từng bị ghẻ ngứa khắp người vào năm 75, sau đó cũng bị ghẻ lát, ghẻ xốn, ghẻ phỏng, ghẻ lở… Với bệnh ghẻ lở, tôi tâm đắc nhất là bài thuốc sau đây (tôi được biết từ mẹ tôi).

Năm ấy, mẹ giữ trẻ thuê và có giữ một bé gái khoảng 2,3 tuổi. Bé này bị ghẻ lở khắp đầu, trông tội nghiệp vô cùng. Các nốt ghẻ nằm lẫn trong tóc, lấn xuống nửa trán, mài ghẻ phập phồng, nước vàng và mủ rịn ra, tanh tưởi, nhầy nhụa… Mẹ của bé gái ấy bảo rằng trước đó đã dùng nhiều loại thuốc bôi, thuốc xông… cho bé nhưng đều không khỏi.

Bệnh ghẻ (ảnh minh họa)
Bệnh ghẻ (ảnh minh họa)

Sau khi nhận bé về trông nom, mẹ tôi tức tốc vệ sinh cho bé, cẩn thận cạo tóc (chỗ bị ghẻ), gội rửa xà bông sạch sẽ rồi lấy khăn mềm chặm nước cho khô ráo, sau đó thoa thuốc lên.

Cách điều trị ghẻ lở đơn giản nhất

Bài thuốc này gồm có 3 thành phần, đó là rượu, đậu xanh và gạo nếp. Khối lượng đậu xanh và nếp ngang nhau, nếu đậu xanh nhiều hơn nếp một chút cũng được vì đậu xanh là chủ dược, nếp là phụ dược, rượu là chất dẫn và giúp sát trùng.

Đậu xanh
Đậu xanh
Gạo nếp
Gạo nếp

Cách thực hiện như sau: giã nát đậu xanh và nếp, trộn lại rồi rưới thêm một ít rượu trắng vào, sau đó nhồi lên cho hỗn hợp sền sệt và đắp lên ghẻ (đắp một lớp dày vừa phải, lưu ý cạo bỏ tóc chỗ bị ghẻ để thuốc bám vào da đầu). Khi đắp thuốc, ta cảm giác được rằng thuốc hít vào các nốt ghẻ, bám vào đó chứ không rớt ra. Ta đắp 1 lần mỗi ngày vào buổi chiều tối và để như thế tới sáng.

Đắp như thế thì ban đêm, trẻ sẽ không bị ghẻ hành ngứa ngáy (lúc bé gái ấy còn ở với mẹ, hễ đêm đến là nốt ghẻ ngứa ngáy khó chịu khiến bé bươi gãi, sáng ra thì nước vàng và mủ chảy ướt cả gối nằm, lấm lem mặt mũi).

Vì vậy, sau khi đắp bài thuốc ấy, bé cũng ngủ ngon hơn. Sáng ra, nước mủ rút vào trong thuốc nên vùng da bị ghẻ được khô ráo, sạch sẽ. Lúc này, ta dùng tay gỡ nhẹ thuốc ra như cách ta gỡ cơm cháy trong nồi vậy. Miếng thuốc khô kéo theo máu mủ ra, bề mặt nốt ghẻ thì cũng có dấu hiệu lành lại.

Sau lần ấy, mẹ tôi tiếp tục đắp cho bé thêm 2 lần nữa thì bệnh ghẻ dần dần tự lành hẳn.

Bài thuốc chỉ đơn giản như vậy nhưng khi dùng đúng bệnh thì nó lại hiệu nghiệm bất ngờ. Thật ra, với những người chưa từng bị ghẻ thì họ sẽ thấy đây chỉ là một loại bệnh da liễu thông thường. Thế nhưng, với người từng bị ghẻ thì sẽ hiểu rõ sự khó chịu, ám ảnh của nó. Có những dạng ghẻ gây ngứa đến “điên” người và đeo bám hàng tháng trời! Vì vậy, nếu không may bị ghẻ, bạn hãy điều trị càng sớm càng tốt, đừng để nó lan nhiều, bạn nhé!

Lưu ý

Trong bài thuốc, ta dùng rượu trắng thông thường (rượu nhẹ) và chỉ dùng một ít cho bột ướt xem xép, dính dính (để đễ đắp thôi). Khi đắp lên, rượu bốc hơi dần giúp mát da đầu và sát trùng. Nếu dùng quá nhiều rượu hoặc dùng rượu gốc, rượu mạnh thì sẽ làm tổn thương vùng da chỗ bị ghẻ, thậm chí gây say, ngộ độc rượu (dù chỉ đắp ngoài da).

Trần Anh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0
Hỏi đáp
Nhắn tin
Gọi điện