Chè dây kỵ gì, những thực phẩm đại kỵ với chè dây ( 6)

Chè dây gần đây đang là loại trà thảo dược bình dân được nhiều người tin dùng vì những lợi ích của vị thuốc này với dạ dày, đường ruột. Cũng giống như những loại thảo dược khác, sẽ có những thực phẩm không nên uống chung với chè dây, nếu uống chung có thể làm giảm đi hiệu quả của vị thuốc, hoặc thậm chí ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ. Hãy tham khảo nội dung bài viết để biết chè dây kỵ gì bạn nhé.

Chè dây kỵ gì ?

Chè dây kỵ với một số thực phẩm có thể bạn cũng đang sử dụng nó hàng ngày. Bài viết này chúng ta sẽ điểm qua những loại thực phẩm chánh dùng chung với chè dây, ba gồm:

1. Chè dây kỵ sữa

Nếu đang uống chè dây bạn không nên uống sữa, bởi chè dây là một loại chè đặc biệt, không giống các loại chè thông thường. Chè dây đã được ủ cho lên men thành thuốc. Nếu dùng chè dây cùng với sữa vốn có chứa nhiều protein và nhiều dưỡng chất, có thể khiến sữa bị kết tủa, các chất này có thể gây bất lợi cho dạ dày, làm giảm hiệu quả điều trị bệnh.

Vì vậy, nếu muốn uống đồng thời sữa và chè dây, bạn hãy uống cách thời gian uống chè dây ít nhất khoảng 2 giờ.

Chè dây kỵ gì
Chè dây chuẩn chất lượng phải có màu xanh nhạt

2. Chè dây kỵ tỏi, ớt

Tỏi ớt là những gia vị có tính nóng (nhất là tỏi ớt tươi), sử dụng cùng lúc những gia vị này khi đang uống chè dây có thể khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn, đồng thời do các gia vị này có tính nóng, trong khi chè dây có tính bình; chúng đối nghịch nhau nên theo dân gian không nên dùng chung. Vì vậy nếu đang uống chè dây, hãy hạn chế dùng tỏi ớt, nhất là tỏi ớt tươi bạn nhé.

3. Chè dây kỵ giảo cổ lam

Nếu đang uống chè dây bạn không nên uống thêm giảo cổ lam. Bởi giảo cổ lam là một vị thuốc có tính hàn và khả năng hoạt huyết, mặc dù có nhiều công dụng nhưng được khuyến cáo không nên dùng cho người sau phẫu thuật, người chấn thương, chảy máu. Người đang gặp các vấn đề về dạ dày như viêm loét, ợ hơi, chảy máu dạ dày được khuyến cáo không nên uống giảo cổ lam.

Hơn nữa giảo cổ lam có tính hàn, chè dây có tính bình nếu dùng cùng lúc hai loại trên người dùng có thể gặp phải tình trạng tiêu chảy khó kiểm soát.

cách phân biệt giảo cổ lam
Trà giảo cổ lam

4. Chè dây kỵ thuốc bắc

Nếu đang dùng chè dây, bạn cũng nên hạn chế dùng thuốc bắc. Một số loại thuốc bắc có thể kỵ với chè dây, chè dây có thể tương tác với những hoạt chất có trong một số loại thuốc Bắc.

Vì vậy nếu đang uống chè dây, muốn uống thêm thuốc Bắc người dùng cần tham vấn ý kiến của các bác sĩ đông y (Người cắt thang thuốc bắc) để biết liệu thang thuốc có kỵ với chè dây hay không.

5. Tương tác với thuốc tây

Chè dây có thể kỵ với một số loại thuốc Tây như thuốc giảm đau, thuốc chống đông máu…. Vì vậy nếu đang uống thuốc tây, hãy tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng chè dây và thuốc tây.

Đồng thời hãy uống chè dây cách thời gian uống thuốc tây ít nhất 3 giờ để bảo đảm an toàn.

Một số lưu ý khi uống chè dây

1. Biết cách phân biệt chè dây chuẩn

Một điểm đặc biệt của chè dây là có phấn trắng, đây không phải là bị mốc. Cũng vì đặc điểm này, một số bạn nhầm lẫn giữa mốc với phấn trắng, có thể dẫn tới việc mua phải chè dây kém chất lượng.

Để biết cách phân biệt đâu là phấn chè, đâu là chè bị mốc; hãy tham khảo thêm thông tin về bài viết: Các phân biệt chè dây bị mốc và phấn trắng trên chè

Ngoài ra cần lưu ý khi mua chè dây, chỉ tìm mua chè dây ở những nguồn uy tín và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để bảo đảm an toàn.

2. Thận trọng với nhóm nguy cơ

Mặc dù với tên gọi một loại chè nhưng chè dây mang trong mình công dụng của một vị thuốc, vì vậy khi sử dụng chè dây cần thận trọng, không phải ai cũng có thể dùng được, đồng thời tìm lời khuyên từ chuyên gia y tế trước khi sử dụng để bảo đảm an toàn. Dưới đây là một số trường hợp không nên uống chè dây:

  • Phụ nữ mang thai không nên uống chè dây, bởi chưa có nghiên cứu nào chứng minh chè dây an toàn đối với thai nhi, vì vậy chị em hãy thận trọng khi dùng chè dây.
  • Người mắc các bệnh về chức năng thận như suy thận, sỏi thận, suy gan, xơ gan không nên dùng. Chè dây có thể không an toàn đối với các bệnh nhân đang gặp phải các vấn đề về chức năng gan, thận.
  • Phụ nữ đang cho con bú, trẻ nhỏ dưới 10 tuổi cũng nên thận trọng khi dùng chè dây để bảo đảm an toàn.

Tham khảo thêm: Sản phẩm chè dây tại caythuoc.org

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

6 những suy nghĩ trên “Chè dây kỵ gì, những thực phẩm đại kỵ với chè dây ( 6)

  1. Tran thi Sáng nói:

    Mẹ tôi 77t bị nóng rat bao tử 20 năm rồi dùng thuốc tây không khỏi vậy dùng chè dây có khả quan hơn ko bác sĩ, cách dùng ntn là đúng ạ,kiêng kị những gì ạ,mẹ đang uống thuốc tiểu đường hằng ngày ạ,8. đến 9. Rất mong bác tự vấn kỹ ạ

    • Caythuoc.org nói:

      Chào bạn.
      Chè dây một vị thuốc rất tốt cho dạ dày, trường hợp của mẹ bạn bị nóng rát cao tử dùng thuốc Tây không hiệu quả, thuốc nam là một giải pháp tối cho bệnh của mẹ bạn.
      Những vị thuốc có tác dụng giảm nóng rát cao tử bao gồm: Khổ sâm, nghệ, lá khôi, chè dây… Để biết chi tiết cách dùng hiệu quả và kiêng kỵ, hãy liên hệ với nhà thuốc qua SĐT 0978784411 để được hỗ trợ chi tiết bạn nhé

  2. Chu kim thảo nói:

    Tòi bị đau vùng rốn lúc đau lúc không khi đau âm ỉ có phải viền đại tràng không dùng lá khôi kèt hợp với trà dây được không

    • Caythuoc.org nói:

      Chào bạn.
      Đau vùng rốn có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau và không nhất thiết phải liên quan đến viêm đại tràng.

      Một số nguyên nhân phổ biến gây đau vùng rốn bao gồm:

      Viêm đại tràng: Đau âm ỉ và không đều có thể là một triệu chứng của viêm đại tràng, nhưng cần phải được xác nhận bởi bác sĩ thông qua xét nghiệm và kiểm tra lâm sàng.
      Rối loạn tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa như ợ nóng, đầy bụng, khó tiêu, táo bón hoặc tiêu chảy cũng có thể gây đau vùng rốn.
      Sỏi thận: Đau vùng rốn cũng có thể là dấu hiệu của sỏi thận khi sỏi di chuyển trong đường tiết niệu.
      Rối loạn cơ và xương chậu: Một số vấn đề về cơ và xương chậu có thể gây đau vùng rốn như hiện tượng cơ chậu co bóp.
      Viêm cơ vùng chậu: Viêm cơ vùng chậu hoặc bất kỳ viêm nào khác trong khu vực này cũng có thể gây ra đau rốn.

      Việc sử dụng chè dây và lá khôi trong dân gian có tác dụng tốt với tiêu hoá, tuy nhiên bài thuốc này hiệu quả nhất đối với bệnh viêm dạ dày. Vì vậy trường hợp của bạn Để xác định nguyên nhân và đưa ra chẩn đoán chính xác, bạn nên thăm bác sĩ chuyên khoa nội tiết – tiêu hóa hoặc chuyên khoa về cơ xương để được kiểm tra và điều trị một cách phù hợp. Bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm và kiểm tra lâm sàng cụ thể để xác định nguyên nhân gây đau và đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất cho bạn.

6
Hỏi đáp
Nhắn tin
Gọi điện