Rau đay quả tròn, quả dài và những công dụng quý

Hầu như đứa trẻ tinh nghịch nào cũng thích lấy những trái đay tròn tròn làm “viên đạn” rồi lấy ná, ống thụt bắn vào vách nhà hay các đáy nồi “bốc… choang” suốt cả ngày! Tuy nhiên, nhiều đứa lại không ăn được rau đay vì rau nhiều nhớt mặc dù “canh cua rau đay”, “canh cáy rau đay” là đặc sản đồng quê (thơm ngon lại còn bổ dưỡng). Một điều thú vị không kém nữa là dân gian lại đem món rau này vào câu ca dao mà việc giải mã nó cũng là một thách thức:

Canh cáy nấu với rau đay
Đời xưa cưới vợ đời nay cưới chồng” (1).

Đặc điểm

Rau đay quả tròn (Corchorus capsularis) (2) và rau đay quả dài (Corchorus olitorius) là hai loài thân thảo cùng chi Corchorus, họ Malvaceae (3) với nhiều công dụng y học giống nhau bên cạnh một số dược tính chuyên biệt.

Về đặc điểm, cả hai loài đều có thể cao đến 2 m với lá hình trái xoan nhọn có răng, hoa nhỏ màu vàng. Tuy nhiên, rau đay quả dài thì có thân màu xanh pha một ít màu đỏ và quả hình trụ dài, có các sọc lồi còn rau đay quả tròn thì có thân màu đỏ tím và quả nhỏ, tròn, có nhiều cạnh lồi. Cây đay được trồng làm rau ăn và lấy sợi. Ngoài ra, cây còn được dùng làm thuốc (rau đay quả dài được dùng nhiều hơn quả tròn).

công dụng của cây rau đay quả tròn
Công dụng của cây rau đay quả tròn

Công dụng của rau đay quả tròn

: Rau đay quả tròn có vị đắng, tính nóng, có độc, có tác dụng tiêu viêm và giải nắng nóng. Ngoài ra, nước hãm lá rau đay quả tròn cũng giúp nhuận tràng, tạo cảm giác ngon miệng, điều trị sốt, khó tiêu và rối loạn chức năng gan. Liều lượng: 15 – 30 g (4).

Hạt: Hạt rau đay quả tròn có vị đắng, tính nóng, có độc, có tác dụng hoạt huyết, trợ tim. Bên cạnh đó, nước sắc từ hạt rau đay quả tròn còn giúp điều trị vô kinh và kinh nguyệt không đều. Liều lượng: 10 – 15 g hạt (4).

Rễ và quả: Nước sắc từ rễ và quả của cây cũng được dùng để điều trị tiêu chảy (4). Ngoài ra, rễ cây cũng có tác dụng lợi tiểu (8 – 16 g thuốc sắc) (5).

Công dụng của cây rau đay quả dài

: Rau đay quả dài cũng có vị đắng nhưng tính lạnh, có độc, có tác dụng nhuận trường, lợi tiểu, mát máu và lợi sữa (lá non và ngọn). Đối với phụ nữ sau sinh, có thể ăn kèm canh rau đay từ 150 – 220 g mỗi ngày trong tuần sinh đầu (và mỗi tuần 2 lần, mỗi lần 200 – 250 g trong các tuần tiếp theo) để sữa nhiều hơn (4).

Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy chiết xuất từ lá rau đay quả dài còn có công dụng kiểm soát tiểu đường type 2 và tăng huyết áp (7), ngoài ra còn giúp bảo vệ tế bào gan và thận trước nguy cơ nhiễm độc asen (ở chuột thí nghiệm) (8).

Hạt: Hạt rau đay quả dài có vị đắng, tính nóng nhưng không độc, có tác dụng bổ tim, lợi tiểu mạnh (4) (5).

Canh cua rau đay
Canh cua rau đay

Một số bài thuốc từ lá rau đay (cả quả tròn và quả dài)

  • Điều trị lỵ: sắc uống 15 – 30 g lá rau đay tươi (4).
  • Điều trị ho ra máu và nôn ra máu: dùng lá rau đay, cốt khí củ và long nha thảo (mỗi vị 9 g) để sắc uống (4).
  • Điều trị ngộ độc cá: lấy 90 g lá rau đay tươi sắc với một lượng đường vừa đủ (nếu lá rau đay quả tròn thì dùng đường đỏ, nếu là đay quả dài thì dùng đường phèn) và uống trong ngày (4).
  • Điều trị tràn dịch màng phổi: sắc uống kết hợp các vị sau: hạt đay 8g, ý dĩ 16 g, mộc thông, huyền sâm, thổ phục linh, bách bộ (mỗi vị 12 g), hạt bìm bìm, rễ cỏ tranh, hạt mã đề (mỗi vị 8 g) (5).
  • Điều trị cổ trướng: sắc uống các vị sau: hạt đay 12 g (sao lên), vỏ rễ dâu 24 g, vỏ quýt lâu năm 12 g và 3 lát gừng tươi (5).

Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy ăn hai loại rau đay kể trên đã qua nấu nước nóng (có thể áp dụng thành món canh) giúp phòng chống ung thư (6).

Lưu ý

Rau đay quả tròn kỵ thai nên phụ nữ có thai không nên dùng.

Nguồn tham khảo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0
Hỏi đáp
Nhắn tin
Gọi điện