Găng cơm (cây cẩm xà lặc) công dụng cách dùng làm thuốc

  • Tên khác: cẩm xà lặc, cây mỏ ó, cây mỏ quạ, cây găng vàng…
  • Tên khoa học: Canthium parvifolium Roxb, thuộc họ thiên thảo (1)
  • Bộ phận dùng: Rễ, thân cây, quả.
  • Tính vị: Vị đắng chát, tính mát.
  • Công dụng chính: Tan máu bầm, giảm đau cơ khớp, lợi tiểu, điều trị kiết lỵ

Mô tả cây găng cơm

Là dạng cây thân gỗ nhỏ, có thể cao tới 3m hoặc 4m. Cây có gai ở các nách lá, hoa màu vàng nhạt, quả hình cầu tròn có thể ăn được khi chín, bên trong có 2 hạt. Các bạn xem hình ảnh phía trên để thấy rõ hơn phần mô tả.

Là một loại thảo dược mọc hoang hóa khắp các tỉnh miền núi, trung du từ miền Bắc tới tận các tỉnh miền Nam đều thấy có.

Cây găng trái găng
Cây găng và trái găng
Hình ảnh lá quả và gai cây găng cơm
Cây, lá và quả găng cơm hay găng nếp

Công dụng làm thuốc của cây găng cơm

Theo dân gian cây găng có một số công dụng sau (2):

  • Điều trị bệnh kiết lỵ
  • Giảm đau, tiêu sưng, tan máu bầm
  • Lợi tiểu
  • Mát bổ

Cách dùng găng vàng làm thuốc

Điều trị kiết lỵ: Dùng thân cây khô 25g đến 30g, rửa sạch, sắc nước đặc lấy khoảng 1 bát nước uống trong ngày.

Cách ngâm rượu cây găng làm thuốc xoa bóp giảm đau nhức, xưng tấy: Lấy thân, rễ găng thái lát mỏng phơi khô khoảng 1kg. Đem ngâm đặc với khoảng 1,5 lít đến 2 lít rượu, ngâm trong khoảng 1 tháng là dùng được. Rượu găng chỉ dùng xoa bóp ngoài da ở những vùng cơ khớp bị xưng đau, tầm tím, trấn thương. Theo dân gian rượu cây găng có công dụng tương tự như rượu huyết giác (2).

Ngoài ra, nếu có cây tươi ta cũng có thể dùng lá găng tươi giã nát đắp vào những vùng cơ thể bị trấn thương, tụ máu vẫn có hiệu quả.

Lợi tiểu: dùng rễ cây sắc uống với liều dùng khoảng 20g khô/ngày.

Nguồn tham khảo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0
Hỏi đáp
Nhắn tin
Gọi điện