Gọi là cây cổ bình vì nhìn lá cây có hình dáng như cái cổ bình bị thắt lại giống y hệt như cái bình hoa. Ngoài tên gọi trên thì dân gian còn đặt cho loài cây này với các tên gọi khác như cây cổ cò, cây mũi mác….
Nhìn ngoại hình bạn sẽ dễ nhầm lẫn cây này với cây thóc lép vì nó có hình giống khá giống nhau, chỉ khác cây thóc lép có lá to và bầu tròn chứ không nhọn và dài như cây cổ bình.
Giới thiệu về cây cổ bình
Tên khoa học: Desmodium trique-trum, thuộc họ cánh bướm (1).
Là dạng cây thân thảo sống lâu năm, cây thường chỉ cao khoảng 1 mét, mọc thành dạng bụi. Hoa mọc thành chùm dài vươn lên, từng bông hoa nhỏ màu tím, lá cây dạng mũi mác, dạng thắt cổ chai.
Cây mọc hoang hóa khắp các vùng đồi núi nước ta, thấy nhiều ở các tỉnh miền núi phía Tây Bắc như Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu… Ngoài ra cây này còn phân bố ở nhiều quốc gia khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Slylanka…
Công dụng của cây cổ bình
Y học cổ truyền đã sử dụng cây này làm thuốc từ lâu, cây có vị đắng.
Kinh nghiệm dân gian thường dùng cây cổ bình làm thuốc với khá nhiều những công dụng hữu ích như sau:
Liều dùng
- Cây tươi: 60g/ngày dùng dưới dạng đun nấu hay pha hãm.
- Cây khô: 10g ~ 20g/ngày, đun lấy nước uống hàng ngày, dùng độc vị hay kết hợp với một số vị thuốc dân gian để tăng cường hiệu quả.
Một số bài thuốc từ cây cổ bình
1. Thuốc mát gan giải độc
Dùng 20g cây khô đun sôi, lấy khoảng 1 lít nước thuốc chia làm 3 lần uống trong ngày. Dùng độc vị hay kết hợp với nhân trần, cà gai leo để tăng cường hiệu quả giải độc gan.
2. Thuốc lợi tiêu, tiêu thũng, viêm thận
Dùng cây tươi 60g hoặc cây khô 20g, đun lấy khoảng 800ml nước thuốc, chia làm 3 lần uống trong ngày. Thuốc lá cổ bình mát, giúp thông tiểu hiệu quả.
3. Tăng cường tiêu hóa, kiện tỳ vị, điều trị suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ
- Chuẩn bị: Cổ bình khô 10g, rễ cỏ tranh 10g, cam thảo 5g
- Thực hiện: Các vị thuốc đem rửa sạch, sắc với khoảng 1 lít nước, lấy 500ml nước chia làm nhiều lần cho bé uống trong ngày, uống sau bữa ăn khoảng 10 phút.
4. Ho, tiêu đờm
- Chuẩn bị: Cổ bình khô 20g, cây dẻ quạt 8g, qua lâu 10g
- Thực hiện: Thuốc rửa sạch, sắc với 1 lít nước, đun cạn lấy 400ml nước, chia làm 3 lần uống trong ngày.
Những nghiên cứu đáng chú ý
1. Hoạt động bảo vệ gan và chống oxy hóa
Ba trung tâm nghiên cứu lớn tại Ấn Độ gồm: Trường Cao đẳng Dược của Đại học KLE, Trường Cao đẳng Khoa học Sahyadri và Đại học Kuvempu, Shankaraghatta Ấn Độ thông qua nghiên cứu trên chuột bị tổn thương gan đã xác định hoạt động bảo vệ gan và chống oxy hóa của chiết xuất ethanol từ lá cây cổ bình Desmodium triquetrum DC (2).
2. Thành phần hóa học và hoạt động chống tăng lipid máu
Nghiên cứu tại ba trường đại học Trung Quốc, thông qua phân lập và tinh chế bằng cách sử dụng các phương pháp sắc ký cột khác nhau, nghiên cứu đã xác định 9 hợp chất từ chiết xuất etanol cây cổ bình Desmodium triquetrum DC gồm: 6′- O-cis-p -coumaroyl-3,5-dihydroxyphenyl-β- D -glucopyranoside ( 1 ), tadehaginoside ( 2 ), rutin ( 3 ), quercetin-3-O-β- D -glucopyranoside ( 4 ), quercetin-3-O-β- D -galactopyranoside ( 5 ), 6- O – ( E ) – p -hydroxy-cinnamoyl-β-glucose ( 6 ), 6- O – ( E ) – p -hydroxy-cinnamoyl-α-glucose ( 7 ), kaempferol-3-O-β-D -rutinoside ( 8 ), và 3- O -β-D-galacopyranosyl (6-1) -α- L -rhamnosyl quercetin (9).
Trong đó hợp chất (1) và (2) làm giảm đáng kể hàm lượng nội bào của tổng số cholesterol và chất béo trung tính, hợp chất 1 là một phenolic mới và có hoạt tính chống tăng lipid máu mạnh (3).
Có thể nói, đây là một loại thảo dược tiềm năng trong điều trị mỡ máu và bệnh béo phì.
3. Hoạt tính chống viêm và chống oxy hóa trong ống nghiệm
Một nghiên cứu khác tại 3 Đại học lớn của Ấn Độ, thông qua thử nghiệm trên chuột Wistar bạch tạng trưởng thành ở cả hai giới đã xác định được hoạt tính chống viêm và chống oxy hóa trong ống nghiệm của cây Desmodium triquetrum (L.) (4).
4. Điều trị bệnh tiểu đường
Một nghiên cứu trên chuột nhằm làm rõ khả năng điều trị tiểu đường của chiết xuất giàu polyphenol từ cây cổ bình. Chuột sau khi điều trị bằng chiết xuất lá cổ bình đã cho thấy hiệu quả cải thiện dung nạp glucose qua đường uống, và giảm tăng lipid máu và hàm lượng mỡ gan, làm tăng rõ rệt hàm lượng glycogen ở gan và hoạt tính của glucokinase ở gan và pyruvate kinase.
Chứng tỏ chiết xuất giàu polyphenol từ cây cổ bình có hoạt tính chống đái tháo đường mạnh. Polyphenol là hợp chất chính gây ra những hiệu ứng này. Sử dụng cây cổ bình có thể được coi như một liệu pháp thay thế hiệu quả để kiểm soát bệnh tiểu đường (5).
Có thể nói, đây là loại thảo dược với nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe, có thể ứng dụng trong đời sống hàng ngày để điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau, hơn nữa loại cây này an toàn và không xác định thấy độc tính nên chúng ta có thể yên tâm sử dụng lâu dài.
Mua cây cổ bình ở đâu ?
Cây cổ bình có bán tại caythuoc.org, nếu có nhu cầu đặt mua các bạn hãy liên hệ trực tiếp với nhà thuốc để được hỗ trợ nhé. Giá bán vị 190.000đ/kg, giá hơi cao do loại thảo dược này hơi khan hiếm so với các loại cây khác. Hãy liên hệ với nhà thuốc qua SĐT 0978784411 để được tư vấn thêm.