Dân gian có câu: Quân hành thiên lý, mạc thực câu kỷ (“君行千里,莫食枸杞”), nghĩa là “anh đi ngàn dặm, đừng ăn câu kỷ”. Vì sao như vậy?
Tác dụng của quả kỷ tử thì hầu hết mọi người đều biết, đó là giúp sáng mắt, giảm độ cận thị, cải thiện lão thị và giúp da dẻ hồng hào. Tuy nhiên, ở Trung Quốc, kỷ tử còn nổi tiếng là vị thuốc bổ thận tráng dương, giúp tăng cường sinh lý cả nam và nữ, vì vậy, dân gian có câu: anh đi đường xa, đừng ăn kỷ tử là vậy (1).
Vậy, công dụng tăng cường sinh lý của kỷ tử có cơ sở khoa học gì không? Hay chỉ là truyền miệng?
Tác dụng tráng dương của kỷ tử – từ truyền thuyết đến hiện đại
Người ta kể rằng từ thời cổ đại, những bậc cha mẹ muốn có cháu sớm thì họ thường cho con trai của họ ăn một ít kỷ tử sau khi kết hôn để tăng cường khả năng sinh sản.

Đến thời Đường, nhiều cũng dùng quả kỷ tử kết hợp với các vị thuốc khác để điều trị chứng liệt dương, xuất tinh sớm, vô sinh lâu ngày và râu tóc bạc sớm.
Ngày nay, y học hiện đại cũng công nhận quả kỷ tử có tác dụng thúc đẩy chức năng thận (kết quả thí nghiệm trên chuột).
Thật ra, xét về năng lực trợ dương thì quả kỷ tử chỉ có tác dụng vừa phải, hỗ trợ để thận khỏe hơn (2).
Tác dụng của kỷ tử
Kỷ tử từ xưa đã được xem là loại thảo dược thượng phẩm để bồi bổ và dưỡng sinh. Được biết:
- Hàm lượng vitamin C trong kỷ tử cao hơn cam.
- Hàm lượng β-caroten trong kỷ tử cao hơn cà rốt.
- Hàm lượng Sắt trong kỷ tử cao hơn cả thịt bò bít tết.
Bên cạnh đó, nhiều bác sĩ truyền thống và hiện đại cũng giới thiệu kỷ tử như một dược thiện giúp làm chậm lão hóa, kéo dài tuổi thọ. Mỗi ngày, họ ăn 5 trái kỷ tử (cứ nhai và ăn như vậy).
Không chỉ thế, kỷ tử còn giúp dưỡng gan thận, tăng thị lực vì nó chứa nhiều Can xi, Sắt và các chất khác giúp sáng mắt (như tiền vitamin A). Kết quả thí nghiệm cũng cho thấy chiết xuất kỷ tử có tác dụng bảo vệ tổn thương gan, thúc đẩy quá trình sửa chữa tổn thương gan, ức chế sự lắng đọng của chất béo trong gan và thúc đẩy tái tạo tế bào gan.

Một tác dụng nữa của kỷ tử chính là thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể, thúc đẩy quá trình tổng hợp protein. Vì vậy, nó còn giúp người dùng “có da có thịt” hơn (1) (2).
Lưu ý: Có một số người không hợp với kỷ tử, đó là: người bị tiểu đường, cao huyết áp, chảy máu cam, nóng nhiệt, ho đàm…
Kỷ tử ăn sống, pha trà hay nấu chín sẽ tốt hơn?
Hiện nay, có nhiều tranh luận trái chiều về việc dùng kỷ tử sao cho hiệu quả nhất.
Chung quy lại có thể chia thành các luồng ý kiến sau:
- Thứ nhất, những người cho rằng ăn sống kỷ tử sẽ tốt hơn. Nghĩa là kỷ tử khô mua về, lấy 5 – 10 trái, cho vào miệng nhai nát và nuốt là được (ai kỹ tính một chút thì rửa sạch rồi nhai nuốt). Nhóm ý kiến này cho rằng trong kỷ tử có rất nhiều vitamin và khoáng chất, vì vậy, nếu bạn ăn sống thì sẽ hấp thu được nhiều dưỡng chất hơn (khi nấu chín thì nhiều vitamin sẽ bị hao hụt).
- Thứ hai, những người cho rằng kỷ tử nấu chín sẽ tốt hơn, bằng chứng là các thang thuốc Bắc xưa nay vẫn dùng kỷ tử, hay như món gà gầm kỷ tử cũng phải hầm trong thời gian dài.
- Thứ ba, những người cho rằng kỷ tử pha trà sẽ tốt hơn vì khi cho kỷ tử vào ly, đổ nước sôi vào và đậy nắp trong 5 phút thì các vitamin trong kỷ tử cũng không bị hao hụt nhiều. Mặt khác, chúng ta có thể hấp thu kỷ tử tốt hơn (vì có một số loại kỷ tử trái nhỏ, khá cưng, nếu ăn sống thì kém ngon và nhiều người cũng nhai không kỹ).
Tóm lại
Nhìn chung, theo kinh nghiệm cá nhân của mình (một người dùng kỷ tử thường xuyên để cải thiện độ cận thị) thì kỷ tử sẽ tiện hơn nếu bạn ăn sống mỗi ngày 5 – 10 trái. Điều quan trọng là: bạn nên chọn mua loại trái to, thịt dày, ít hạt, vị ngọt thuần, thơm nhẹ và đảm bảo không có dư lượng thuốc trừ sâu trên trái. Khi ăn, bạn nên nhai kỹ và nuốt từ từ, nước bọt sẽ là chất dẫn thuốc tốt nhất trong trường hợp này. Đây là nói đến trường hợp bạn dùng kỷ tử để bổ mắt, bồi bổ cơ thể nói chung. Rất tiện phải không? Chỉ cần nhai ăn là xong.
Còn như bạn dùng kỷ tử để điều trị bệnh thì bạn nên tuân theo hướng dẫn của bác sĩ vì mỗi loại bệnh, mỗi đơn thuốc sẽ có cách sử dụng và dụng ý khác nhau.
- Tham khảo sản phẩm tại caythuoc.org: Câu kỷ tử vị thuốc quý tăng cường sức khỏe và làm đẹp
***
Cuối cùng, nếu bạn muốn mua kỷ tử chất lượng thì liên hệ chúng tôi qua số điện thoại dưới đây nhé!
- 枸杞, https://www.163.com/dy/article/GVH3MDL705520FQF.html, ngày truy cập: 14/ 09/ 2022[↩][↩]
- 枸杞, http://health.people.com.cn/n/2015/0608/c14739-27120136.html, ngày truy cập: 14/ 09/ 2022[↩][↩]
Thưa nhà thuốc,
Câu kỷ tử có giúp hạ huyết áp không?
Cám ơn nhà thuốc.
Chào bạn, kỷ tử có hạ huyết áp nhẹ bạn nhé
Chào nhà thuốc,
Cám ơn nhà thuốc đã trả lời khách hàng rất nhanh chóng.
Tôi cảm nhận được nhà thuốc rất có uy tín và tôn trọng khách hàng.
Kính chúc nhà thuốc năm mới thành công trên mọi phương diện.
Cảm ơn anh nhiều