Uống nước dừa có tác dụng gì? Vì sao nước dừa lại có thể gây nổi mụn?

Uống nước dừa có tác dụng gì, có gây nổi mụn không? Hãy cùng mình tìm hiểu sự thật về nước dừa và cách uống nước dừa đúng cách nhé!

Nếu bạn được sinh ra trong gia đình truyền thống thì bạn sẽ thấy, khi uống nước dừa tươi, ông bà ta thường bỏ thêm một vài hạt muối vào, như thế thì nước dừa sẽ ngọt hơn (mà không cần bỏ đường).

Đó là vì nước dừa mang tính Âm, muối mang tính Dương; có Âm có Dương thì sẽ hài hòa, tạo thành vị ngọt tự nhiên.

Uống nước dừa có tác dụng gì?

Nước dừa giúp bổ sung cho cơ thể nhiều dưỡng chất như chất đạm, Can xi, chất Sắt, đặc biệt là vitamin C. Trong  y học cổ truyền, nước dừa được biết đến như một vị thuốc có tính bình, giúp thanh nhiệt và lợi tiểu.

Uống nước dừa có tác dụng gì
Nước dừa

Ngoài ra, nước dừa còn có nhiều công dụng như:

  • Giúp lợi sữa ở các bà mẹ sau sinh.
  • Giúp hạ sốt, hạ huyết áp.
  • Giúp cải thiện tình trạng đau bao tử.
  • Giúp giảm cholesterol máu.
  • Giúp tăng độ nhạy insulin của cơ thể, từ đó phòng ngừa và cải thiện bệnh tiểu đường.
  • Cải thiện sức khỏe tuyến giáp.
  • Giúp bổ sung nước cho cơ thể.
  • Giúp giảm đau bụng kinh (tuy nhiên không nên uống quá nhiều vì sẽ làm chảy máu nhiều, gây nguy hiểm).

Liều lượng: Uống 1 ly nước dừa mỗi ngày (mỗi tuần uống không quá 3 lần).

Nên uống nước dừa vào lúc nào?

Bạn nên uống vào buổi sáng hoặc buổi trưa, buổi chiều (tức uống ban ngày), không nên uống vào buổi tối vì buổi tối Âm tính, nước dừa cũng rất Âm. Vì vậy, nếu uống vào buổi tối thì sẽ làm mất cân bằng Âm – Dương, dễ gây bệnh hoặc các tác dụng phụ khác.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên uống vào lúc đói để giúp hiệu quả mang lại cao hơn.

Lưu ý:

  • Không uống sau khi ra nắng.
  • Không uống trước khi tập luyện thể thao.
Uống nước dừa có tác dụng gì?
Uống nước dừa mang lại nhiều công dụng nhưng cũng có nhiều điểm cần lưu ý

Uống nước dừa có tác dụng giảm cân không?

Theo nguồn tin từ USDA thì 100 g nước dừa cung cấp khoảng 18,9 calo. Được biết, đây là loại nước giúp tăng cường sự trao đổi chất của cơ thể, giảm sự tích tụ mỡ thừa và hỗ trợ tiêu hóa.

Vì vậy, uống nước dừa giúp bạn ít bị béo phì hơn (tuy nhiên, nếu uống quá nhiều thì bạn lại dễ bị béo phì hơn).

Ai không nên uống nước dừa?

  • Người huyết áp thấp không nên uống.
  • Người mẫn cảm với nước dừa và các sản phẩm từ dừa không nên uống.
  • Người bị bệnh thận hoặc bệnh tim không nên uống.
  • Người bị hội chứng ruột kích thích không nên uống.
  • Người đang bị bệnh do lạnh… cũng không nên uống.
  • Người thể tạng hàn, Âm thịnh Dương suy, hay lạnh tay chân… không nên uống nhiều.

Uống nước dừa có giúp giảm mụn không?

Bạn có biết, nước dừa rất Âm tính, vì vậy, nếu bạn uống ít thì sẽ giúp thanh mát cơ thể, giảm mụn do nóng nhiệt.

Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều thì nó lại phản tác dụng, gây nóng và làm mụn nổi nhiều hơn. Đó là vì cơ thể bị mất cân bằng Âm Dương (nước dừa rất Âm tính, quá Âm thì cũng gây mụn).

Vì vậy, mỗi tuần bạn chỉ nên uống một hoặc hai lần, mỗi lần 1 ly là được nhé! (không nên uống quá một trái mỗi ngày).

Nếu uống quá nhiều, lượng đường trong máu bạn có thể tăng bất chợt, làm bệnh tim nặng hơn, thậm chí dẫn đến đột quỵ.

Ngoài ra, sau khi uống thì bạn không nên ăn thêm các thực phẩm Âm tính (như nấm, cà tím, mắm, măng…) vì sẽ dễ gây bệnh.

Nước dừa tươi
Nước dừa tươi

Có bầu uống nước dừa được không?

Ở những tháng đầu thai kỳ, bà bầu không nên uống nước dừa vì sẽ dễ sảy thai.

Ở những tháng cuối thai kỳ (2 tháng cuối trước khi sinh nở), bà bầu có thể uống thêm nước dừa để giúp dễ sanh nở hơn và em bé được sinh ra cũng sạch sẽ hơn (thỉnh thoảng uống một lần, không uống quá nhiều).

Lưu ý: Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi không được uống.

Uống nước dừa đúng cách

Có thể nói, nước dừa từ lâu đã được xem là loại nước mát, giúp giải nhiệt cực tốt vào mùa nắng nóng. Tuy nhiên, nước dừa rất Âm tính. Vì vậy, để cân bằng Âm dương thì ông bà ta thường cho thêm chút muối vào (vì muối là Dương tính). Và thật vậy, nước dừa đổ ra ly, hơi ngọt thôi nhưng khi cho thêm chút muối vào thì nó lại ngọt đậm đà. Đó là vì nó đã được quân bình Âm Dương.

Các loại trái cây nhiệt đới khác cũng vậy. Ổi, cóc, xoài, sơ ri, dưa hấu… đều là những loại trái cây Âm tính. Vì vậy, nếu ăn nhiều thì bạn sẽ bị nóng trong người và nổi mụn (nóng theo kiểu Âm tính chứ không phải nóng theo kiểu cay nóng, nóng nhiệt…). Vì vậy, người Việt Nam khi ăn xoài, cóc, mận (quả roi)… đều sẽ chấm muối.

Cuối cùng, nguyên tắc đơn giản để sống khỏe chính là vừa đủ. Bạn ăn no vừa đủ thì sẽ không bị béo phì và phòng ngừa được nhiều bệnh tật. Bạn ăn trái cây vừa đủ thì da đẹp, nếu ăn quá nhiều thì dễ bị tác dụng phụ.

Thuốc Đông y cũng vậy. Nếu bạn uống đủ liều thì nó là thuốc, nếu bạn uống quá liều thì nó sẽ thành chất độc.

Thức ăn cũng vậy. Nếu bạn ăn vừa đủ thì sẽ bổ dưỡng cơ thể, ăn quá nhiều thì sẽ bị bội thực, trúng thực, trướng bụng, nôn mửa…

Ngay cả nước uống cũng không ngoại lệ. Mỗi ngày uống tổng là 2 lít, mỗi lần uống một ít thì sẽ giúp thanh lọc cơ thể. Ngược lại, nếu uống một lượt quá nhiều thì sẽ ngộ độc nước (với các biểu hiện như chóng mặt, nôn mửa… và thậm chí là tử vong).

Nước dừa cũng vậy. Mỗi tuần 2 – 3 lần, mỗi lần 1 ly. Chỉ cần vừa đủ thôi, bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0
Hỏi đáp
Nhắn tin
Gọi điện