Phát hiện thêm một số bài thuốc hay từ trái trâu cổ

Công dụng của trái trâu cổ

Không chỉ được sử dụng trong “điều trị liệt dương, di mộng tinh, tắc tia sữa”, nhờ có vị ngọt, tính mát, nếu biết cách chế biến hợp lý, trái trâu cổ còn là một thứ thức uống bổ dưỡng cho mọi người.

Bài thuốc bồi bổ từ trái trâu cổ

Nguyên liệu: Chuẩn bị một vài quả trâu cổ đã chín.

Cách chế biến và sử dụng: Quả trâu cổ sau khi đã rửa sạch được giã nát (tốt nhất là dùng máy xay sinh tố làm cho nhuyễn), ép lấy nước cốt, bỏ xác. Giữ cho nước cốt đông thành thạch là có thể sử dụng được.

Ngoài ra, nếu chỉ cần xay nhuyễn quả trâu cổ, pha với nước đường là đã có thể có thêm một thứ nước giải khát tốt cho đường ruột và bổ dưỡng cho mọi lứa tuổi.

Bài thuốc điều trị kiết lỵ từ lá trâu cổ

Bằng cách kết hợp với lá mơ lông, lá lốt và nụ sim, trâu cổ còn có các dụng điều trị bệnh kiết lỵ rất tốt. Bài thuốc sau đây do chính gia đình tác giả đã áp dụng từ lâu và rất hiệu quả, góp phần hạn chế việc sử dụng các loại tân dược có kháng sinh.

       Nguyên liệu: Chuẩn bị lá trâu cổ 20 g (hái ở cành có hoa quả), lá mơ lông 10 g, nụ sim và lá lốt mỗi thứ 5 g.

       Cách làm và sử dụng: Tất cả các thứ trên phơi khô, tán mịn vo thành viên nhỏ hoặc sắc thành nước để cho người bệnh uống hằng ngày có tác dụng điều trị kiết lỵ.

Quả trâu cổ tươi trái trâu cổ tươi
Hình ảnh Quả trâu cổ tươi

Trái trâu cổ điều trị thiếu máu

      Nguyên liệu: Chuẩn bị sẵn 1 kg quả trâu cổ thái mỏng và sao vàng; thục địa và ngải cứu mỗi thứ 200 g; đậu đen đã rang chín 100 g và một vài thìa đường kính.

      Cách chế biến và sử dụng: Tất cả các thứ kể trên đem nấu thành cao lỏng, cho thêm một ít đường kính vào để tạo thành siro cho dễ uống.

Người bệnh uống liều lượng mỗi lần một thìa ăn cơm sirô (có pha với nước sôi) trước khi đi ngủ sẽ góp phần cải thiện bệnh thiếu máu sau sinh.

Bài thuốc điều trị liệt dương từ trái trâu cổ

       Nguyên liệu: Chuẩn bị 100 g trái trâu cổ và 500 g quả kim anh.

       Cách chế biến và sử dụng: Cả hai thứ đem nấu kỹ với nước, lọc bỏ bã và làm thành cao mềm (nếu muốn làm thành sirô thì cho thêm đường kính) cho người bệnh uống từ 5 – 10 g mỗi ngày đến khi khỏi bệnh.

Nếu không có quả kim anh, thì có thể chỉ dùng cả quả, cành, lá trâu cổ nấu thành cao như ở trên để uống vẫn có tác dụng trị bệnh liệt dương rất tốt.

Cùng với việc sử dụng cao trâu cổ để trị điều liệt dương, nếu người bệnh có sử dụng thêm các món ăn chế biến từ hàu, ngao,…cũng có tác dụng hỗ trợ sinh tinh rất tốt (đây là cách mà người Quảng Bình hay đàn ông ở các vùng có hàu biển, ngao biển, họăc hàu sông, ngao sông thường kết hợp thực hiện rất hiệu quả).

Traasi trâu cổ trái châu cổ

Bài thuốc điều trị mộng tinh

     Nguyên liệu: Chuẩn bị sẵn 1kg trái trâu cổ tươi, 200 g đậu đen, một vài thìa đường kính và 200 ml rượu trắng (chú ý sử dụng loại rượu nấu theo phương pháp cổ truyền, không mua loại rượu không rõ nguồn gốc, hoặc rút nhanh từ việc lên men cấp tốc, rất có hại cho sức khoẻ).

      Cách chế biến và sử dụng: Trái trâu cổ rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, nấu với nước, cô lại thành cao lỏng. Đậu đen sau khi đã sao chín, đem nấu nhuyễn, nghiền nát, lọc thành nước và đem trộn với cao trâu cổ, có cho thêm đường kính vào rồi trộn đều. Tiếp tục đem hợp chất này cô đặc lại đến khi còn lỏng sền sệt thì nhắc xuống, để nguội, đổ rượu trắng vào là có thể sử dụng được.

Về liều lượng, người bệnh sử dụng mỗi ngày hai lần, mỗi lần 30 ml trước bữa ăn và trước khi đi ngủ sẽ giúp cải thiện tình trạng mộng tinh.

Bài thuốc điều trị suy nhược thần kinh

Bài thuốc này hết sức dễ làm, chỉ cần lấy cây trâu cổ với rễ cây đại hoàng (thục địa) và cây ngải cứu kết hợp với nhau nấu thành nước uống (nấu cây tươi, cây khô), hoặc chế biến thành cao như những cách làm trên đây, có tác dụng rất tốt cho người cao tuổi.

      Lưu ý: Cây trâu cổ có tác dụng hưng phấn đối với cổ tử cung rõ rệt, do vậy những phụ nữ có thai cũng cần hết sức cẩn trọng trong quá trình sử dụng (nên hạn chế việc sử dụng để uống trực tiếp).

Nguồn tham khảo
  1. Cây trâu cổ chữa đau xương, lợi sữa, https://suckhoedoisong.vn/cay-trau-co-chua-dau-xuong-loi-sua-n100735.html, ngày truy cập 21 tháng 11 năm 2019.
  2. Bài thuốc do bà Lê Thị Lương, xã Lý Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình chia sẻ ngày 17/11/2019.
  3. “Thiếu máu”, đăng trong cuốn “Thuốc nam chữa bệnh phụ nữ và trẻ em”, tác giả Phạm Hồng Thuý, Nhà Xuất bản Thanh Hoá 2005, tham khảo ngày 17/11/2019.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0
Hỏi đáp
Nhắn tin
Gọi điện