Trái bình bát non giúp giảm nhức mỏi tay chân, xương khớp

Lá cây bình bát

Thường thì mọi người nghĩ rằng người cao tuổi mới đau nhức xương khớp, thế nhưng, hiện nay, căn bệnh này đang có xu hướng “trẻ hóa”, nhất là học sinh và nhân viên văn phòng

Và bạn biết đấy, có những loại bệnh có thể được điều trị bằng cách tác động từ bên ngoài, không cần dùng thuốc uống, chẳng hạn như bệnh về đau nhức xương khớp.

Thời gian trước, em trai của tôi (17 tuổi) hay bị nhức mỏi nên thỉnh thoảng ngồi bên cạnh nó, tôi cứ thấy nó vặn mình qua lại, lúc lắc tay chân. Thậm chí, nhiều lúc nó còn nắm tay rồi đấm lưng thùm thụp.

Không biết là nó mê đá banh quá, cứ thích vận động, chạy đi chạy lại nhiều nên thành ra như vậy hay là xương khớp của nó có vấn đề gì!

Thế rồi ông Nội tôi thấy và kêu nó lấy trái bình bát non để trị. Nó làm theo và may thay, tay chân và lưng của nó đã dần dần hết nhức mỏi (thời điểm hiện tại là đã khỏi triệt để).

Trái bình bát non
Trái bình bát non (trái của cây bình bát thân gỗ)

Cách dùng trái bình bát non giúp giảm nhức mỏi rất hay

Chỉ với trái bình bát non, không cần uống, bạn vẫn có thể điều trị đau nhức xương khớp, tay chân bằng cách sau đây:

Lấy một trái bình bát non, rửa sạch, dùng dao khoét bỏ cuống rồi dùng một chiếc đũa ghim vào (để làm tay cầm), sau đó nướng quả bình bát ấy trên lửa than (hoặc lửa bếp gas), vặn lửa vừa vừa cho phần vỏ hơi nám nhẹ. Lúc này, bạn đem xuống, chạm vào thử và nếu thấy ấm nóng (không quá nóng) thì lăn lên chỗ đau nhức, lăn chầm chậm, bạn nhé!

Lăn trái bình bát non
Lăn trái bình bát non (ảnh minh họa)

Đây là cách thực hiện đơn giản nhất, vừa lăn như một hình thức massage gân xương lại vừa giúp thư giãn tinh thần và cải thiện tình trạng nhức mỏi.

Số lần dùng: Mỗi ngày, bạn lăn 2 – 3 lần, mỗi lần lăn khoảng 15 đến 20 phút. Với 1 quả bình bát non, bạn có thể nướng đi nướng lại 2 – 3 lần (để tiết kiệm). Khi lăn, nếu thấy nóng quá thì bạn nên lấy ra, đợi bớt nóng mới lăn tiếp (để tránh bỏng), bạn nhé!

Lưu ý: Bài thuốc này chỉ dùng hiệu quả cho trường hợp nhức mỏi thông thường. Vì vậy, nếu bị đau nhức do bệnh tật hay chấn thương thì bạn cần đến bệnh viện để điều trị theo từng nguyên nhân, bạn nhé!

Trái bình bát và thức uống tuổi thơ

Những năm gần đây, cây bình bát ở quê tôi trở nên thưa thớt, hiếm thấy dần, làm cho chúng tôi lâu lâu cứ thèm hoài cái hương vị tuổi thơ: món ăn bình bát chín dầm đường.

Bạn ăn bình bát chín lần nào chưa?

Bình bát dầm
Bình bát dầm

Hồi nhỏ xíu, bọn trẻ chúng tôi vẫn rất thích thú với hương vị nguyên thuỷ của quả bình bát chín mọng: cứ bẻ rồi lột vỏ ăn luôn.

Những lúc muốn ăn uống bài bản hơn, chúng tôi mới dầm với đường hoặc sữa và cho thêm nước đá! Thật sự, loại quả đồng quê này, không cần tốn một đồng mà hương vị lại thơm lừng, lưu luyến!

Lưu ý: Nếu hái những quả chín mọng, hơi rục thì bạn nên xem nó có bị dòi không nhé!

Phân biệt cây bình bát và dây bình bát

Trái bình bát được nói đến trong bài viết này là trái của loài cây thân gỗ, hay mọc gần các bờ nước, ao hồ ở Đồng bằng sông Cửu Long; khác với dây bình bát (cũng mọc nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long), là loại cây leo có quả nhỏ như quả dưa tí hon, khi chín có màu đỏ.

Cây bình bát
Cây bình bát
Hình ảnh dây bình bát
Dây bình bát

Với loại bình bát thân dây này thì dân gian dùng ngọn lá non như một loại rau (để nấu canh ăn cùng thịt, tôm và các loại rau khác). Bạn chỉ cần chọn những phần đọt hay lá non của dây bình bát, ngâm sơ với nước muối rồi rửa lại với nước cho sạch, sau đó ngắt nhỏ, nấu và nêm nếm cho vừa ăn là được.

Bạn còn biết loại cây nào cũng có tên là bình bát nữa không? Hãy chia sẻ cùng chúng tôi nhé!

Kim Lụa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0
Hỏi đáp
Nhắn tin
Gọi điện