Tỏi – em bé sơ sinh và chiếc bụng đầy hơi

Không nên ăn tỏi sống khi bị viêm dạ dày

Hồi nhỏ, mỗi lần mình bị bệnh là mẹ mình lại lôi ra cạo gió. Cạo gió thì không thể thiếu miếng thẻ bài, một tép tỏi đập giập và dầu lửa. Vâng, đó là combo tuổi thơ của cả gia đình mình. Hãy tham khảo bài viết để biết cách điều trị chướng bụng đầy hơi ở trẻ.

Thỉnh thoảng mình thắc mắc: “Tại sao lại phải đập tép tỏi vậy mẹ?”, mẹ mình bảo: “Tỏi nó trừ tà, trừ gió, có tỏi thì cạo mới hay”.

  • Vậy, không có tỏi được không?
  • Được, nhưng sẽ không hay bằng.

Thế đấy, tép tỏi ở quê rất linh nghiệm. Có một dạo ở quê rộ lên tin “chà và bỏ bùa bắt cóc”, đó là ám chỉ những người lạ hay trùm đầu, mặc đồ kín mít, hay quẩy theo cái bị to tướng… Người lớn sợ, trẻ con cũng sợ, thế là ai nấy bỏ tép tỏi vô túi để chống bùa. Thật ra, tép tỏi có chống bùa được hay không không quan trọng, chỉ là có nó thì an tâm hơn. Vậy đó. 

Không nên ăn tỏi sống khi bị viêm dạ dày
Tỏi và Cách điều trị chướng bụng đầy hơi ở trẻ

Với người lớn

Còn nói về tép tỏi thì ở quê tôi có một bài thuốc dân gian nữa, đó là điều trị chướng hơi, đầy bụng.

Với trường hợp người lớn ăn uống khó tiêu, bụng anh ách, bạn có thể lấy một tép tỏi, nhai nuốt rồi uống thêm ít nước ấm sẽ thấy ngay kết quả, tình trạng khó chịu đầy hơi sẽ từ từ tan biến. Hiển nhiên, tỏi không phải là thứ ai cũng thích vì cái mùi vị vừa hăng vừa cay nên nếu ai cảm thấy việc bỏ một tép tỏi vào nhai không hề dễ dàng thì có thể giã nát tỏi rồi trộn với ít nước và uống.

Cách điều trị chướng bụng đầy hơi ở trẻ

Với trẻ con, nhất là trẻ sơ sinh chỉ bú mẹ thôi nhưng thỉnh thoảng bị đầy bụng (do chế độ ăn uống của mẹ hoặc đơn giản là do trái gió trở trời) thì có thể dùng tỏi theo cách mà mình đã từng dùng.

Đó là lúc con mình bị đầy bụng. Lúc đó, nó còn bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, nhưng chả hiểu hôm đó mình ăn uống thế nào mà con bé cứ rọ rẹ vặn vẹo không tài nào ngủ được, lâu lâu lại dấm dẵng khó chịu mà dỗ kiểu gì cũng không chịu. Bà ngoại kiểm tra thì thấy bụng cháu hơi đầy, vì vậy, bà ngoại nói mình xuống bếp, đập cho bà tép tỏi, mình vâng lời đi đập tép tỏi.

Tép tỏi
Tép tỏi

Bà cầm tép tỏi, gói vào tờ khăn giấy mỏng cho nước đừng thấm ra… rồi để gần rốn của con (không để trực tiếp trên rốn). Bà còn dặn đi dặn lại là không được để tỏi dính lên da của con, như vậy sẽ bị nóng rát.

Cứ để như vậy tầm 5 – 7 phút, tự nhiên con mình xì hơi được và bắt đầu dễ chịu hơn.

Một lần khác, con mình khụt khịt mũi, trông rất khó chịu, bà ngoại lại dùng tỏi giã dập, cho vào cái chén, để gần chỗ bé nằm. Hơi tỏi thoang thoảng, vậy là em bé đỡ ngạt mũi ngay.

Cái hơi cay nồng không mấy dễ chịu của tỏi lại có tác dụng hiệu quả với một cái bụng óc ách hay một chiếc mũi đang bị ngạt của trẻ. Và cứ như vậy, những mẹo nho nhỏ này đã giúp mình bước qua hành trình nuôi con rất là nhẹ nhàng, thân thiện và đầy yêu thương.

Bạn đã dùng tỏi điều trị bệnh lần nào chưa? Và bạn thấy thế nào? Hãy chia sẻ cùng mình nhé!

Tham khảo: Tỏi kỵ gì ?

Tuyết Nhi – Thảo Vy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0
Hỏi đáp
Nhắn tin
Gọi điện