Không chỉ lên mụn, COVID-19 còn để lại nhiều di chứng nặng nề, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, thể chất, đặc biệt là vẻ ngoài của phái đẹp. Da mụn, kích ứng, sần sùi, nổi mẩn đỏ,… tưởng như đã tệ lắm nhưng thực ra, tình trạng tóc rụng nhiều hậu COVID-19 mới là điều đáng quan ngại. Bạn có thể trị mụn với liệu trình spa từ vài trăm đến vài triệu đồng. Nhưng một liệu trình cấy ghép tóc lại có giá trị vào khoảng 70 – 100 triệu đồng. Vậy, làm cách nào để khắc phục tình trạng tóc rụng nhiều hậu COVID-19?
Thực trạng đầy ám ảnh khi nhìn thấy tóc rụng nhiều hậu COVID-19 của một số bệnh nhân
Đối với phái nữ, việc bị hậu COVID-19 làm ảnh hưởng đến ngoại hình là một điều vô cùng ám ảnh. Nhất là đối với những chị em có công việc bắt buộc phải ngoại giao, giao tiếp khá nhiều. Chưa kể đến một số công việc bắt buộc phải có ngoại hình như lễ tân, tiếp viên hàng không, các ngành liên quan đến thẩm mỹ và làm đẹp,… Việc tóc rụng nhiều hậu COVID-19 không chỉ khiến chị em tự ti hơn trong công việc mà còn gia tăng thêm nhiều stress, thậm chí là nỗi lo lắng về tình trạng hôn nhân, tình cảm, hình ảnh của mình trong mắt đối phương,…
Theo nghiên cứu của BS.CK2 Trần Kim Phượng – Trưởng khoa Thẩm mỹ da – BV Da liễu TP.HCM trong cuộc phỏng vấn về Sức khỏe và sắc đẹp, tình trạng rụng tóc hậu Covid-19 là một trong những bệnh lý gặp nhiều thứ 4, chỉ xếp sau các triệu chứng cơ bản như mệt mỏi, khó thở và rối loạn sự chú ý. Và tỷ lệ bệnh nhân hậu COVID-19 mắc phải tình trạng này có thể lên đến 25%.
Liệu chỉ có nữ giới mới gặp tình trạng này?
Như những số liệu được thống kê được nhắc đến ở nghiên cứu trước, 25% bệnh nhân gặp tình trạng rụng tóc hậu COVID-19 không hề phân biệt giới. Tức, tình trạng tóc rụng nhiều hậu COVID-19 có thể xảy đến với cả nam và nữ.
Liệu rằng hậu COVID-19 ai cũng sẽ gặp triệu chứng này?
Tùy vào thể trạng của mỗi người mà mỗi triệu chứng hậu COVID-19 sẽ có nhiều đặc điểm khác nhau. Bản thân tôi, tình trạng tóc sau bệnh vẫn vô cùng khỏe mạnh, không có dấu hiệu xơ rối hay rụng quá nhiều so với thời kì trước bệnh.
Làm sao phân biệt được tóc rụng do hậu COVID-19 và tóc rụng do các nguyên nhân khác?
Trung bình, mỗi người sẽ rụng khoảng từ 50 – 100 sợi tóc mỗi ngày. Dẫu khó đếm nhưng đó chỉ là một lượng tóc nhỏ rụng xuống do theo quen buộc tóc quá chặt, gội đầu hoặc do cấu tạo tóc xơ yếu,… Với lượng tóc này thì việc tóc mọc lại là điều hoàn toàn có thể và không thể xem là một tình trạng bệnh lý.
Tuy nhiên, hậu COVID-19, nhiều người miêu tả mức độ rụng tóc của bản thân thậm chí có thể tệ đến mức so sánh cùng một bệnh nhân ung thư đang tiếp nhận hóa trị. Nguyên nhân chủ yếu là do:
- Sự tác động của vi-rút đến các tế bào tóc trong cơ thể, nhất là những vi-rút gây sốt cao.
- Áp lực đến từ việc trì trệ tài chính trong suốt quá trình nhiễm bệnh hoặc do nền kinh tế thị trường sau dịch.
- Áp lực công việc, gia đình và một số stress đến từ cuộc sống đời tư.
- Nỗi lo sợ khi nhiễm bệnh và các triệu chứng xuất hiện sau đó.
Do đó, sau khi nhiễm bệnh, nếu cảm thấy tóc rụng quá nhiều so với thường ngày, mỗi lần vuốt tóc lại rụng hoặc tóc có thể tự rụng mà không cần bất kì tác động nào lên nó, ắt hẳn đó chính là tình trạng tóc rụng nhiều hậu COVID-19.
Điều này đặt ra vấn đề, liệu rụng quá nhiều tóc như vậy thì tóc có khả năng mọc lại hay không, tóc sau khi mọc lại có vấn đề gì không, bao lâu nữa tóc mới có thể quay lại tình trạng như ban đầu?
Cách khắc phục tình trạng tóc rụng nhiều hậu COVID-19 kịp thời, hiệu quả
Thiết kế chế độ sinh hoạt và thực đơn hằng ngày phù hợp
Phần lớn, nếu tình trạng rụng tóc nhiều hậu COVID-19 nếu không do vi-rút gây nên thì đều do chế độ sinh hoạt và tâm lý ảnh hưởng. Việc mất ngủ dài ngày hoặc stress nặng nề, thiếu dinh dưỡng có thể khiến tóc bạn khó mọc và rụng nhiều hơn.
Bạn cần phải thiết lập lại đồng hồ sinh học, ăn ngủ điều độ, đủ giấc và có các bài tập thể dục sáng phù hợp với thể chất cơ thể.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần bổ sung thêm một lượng lớn các loại vitamin và chất xơ có trong rau củ quả. Ăn nhiều rau xanh và trái cây. Có thể đổi nước lọc hằng ngày sang nước từ các loại hạt, đậu, rang xay,…
Bổ sung các thực phẩm chức năng giúp dưỡng tóc và móng
Để chăm sóc tóc chuyên sâu, ngoài chế độ ăn uống, bạn cần bổ sung thêm các loại thực phẩm chức năng, viên uống giúp tóc chắc khỏe. Và thần dược đối với mái tóc chính là Biotin. Không kể là nam hay nữ, cũng không kể độ tuổi, biotin kích thích tóc mọc nhanh, giúp chân tóc chắc khỏe, giảm thiểu tối đa các thương tổn trên tóc.
Bạn hoàn toàn có thể mua biotin ở các tiệm thuốc trên toàn quốc với nhiều mức giá khác nhau. Ngoài ra, với tình hình bệnh dịch và thời gian làm việc bận rộn như hiện nay, bạn cũng có thể đặt mua biotin online thông qua nhiều sàn thương mại điện tử khác nhau. Tuy nhiên, khi mua online bạn cần được sự tư vấn, kê đơn của bác sĩ trước khi đặt hàng.
Thêm vào đó, bạn có thể chọn mua các sản phẩm chăm sóc tóc như: dầu gội, dầu xả, kem ủ,… có chứa biotin để chăm sóc tóc đều đặn hơn mỗi ngày. Ngoài ra, nên bổ sung thêm cho tóc các loại tinh chất dưỡng, serum, dầu dừa, dầu bưởi,… để tóc khỏe mạnh và bóng mượt hơn.
Cắt tóc ngắn hơn nếu có thể
Đây có thể là một ác mộng đối với những ai yêu thích mái tóc dài thướt tha của mình, tuy nhiên, cắt tóc ngắn là một cách khắc phục tình trạng tóc rụng nhiều hậu COVID-19 hiệu quả.
Bởi lẽ, khi cắt tóc ngắn, bạn sẽ loại bỏ được bớt phần tóc hư tổn, chẻ ngọn ở bên dưới. Đồng thời giảm áp lực, để các dưỡng chất nuôi tóc chuyên sâu hơn. Một tình trạng dưỡng tóc chị em hay gặp chính là sau khi sử dụng kem xả thì phần thân tóc và phần chân tóc lại có độ mềm mượt chênh lệch nhau khá lớn. Có thể phần đuôi và thân tóc vừa đủ mềm mượt thì phần chân tóc lại có hiện tượng bết dính. Do đó, việc cắt tóc ngắn sẽ giúp dưỡng chất chăm sóc tóc được đều hơn.
Thêm vào đó, việc dưỡng chất có thể chăm sóc đều sẽ giúp tóc thêm chắc khỏe, củng cố cấu tạo tóc. Nhờ vậy, mỗi khi vuốt tóc, tình trạng tóc rụng sẽ thuyên giảm đi vài phần. Và hầu như việc tóc rụng vô cớ (rụng không có tác động vật lý) sẽ không xảy ra.
Không sử dụng hóa chất và tác động nhiệt lên tóc
Đây có lẽ là chân lý mà chị em phụ nữ nào cũng biết, nhất là với những ai thường xuyên uốn duỗi hay cắt nhuộm.
Dạo gần đây, tẩy tóc, nhuộm line, hidden,… dần trở thành xu hướng. Chị em sau một thời gian nghỉ bệnh có lẽ cũng có mong muốn tân trang, tút tát lại nhan sắc bản thân. Tuy nhiên, quyết định làm mới mái đầu của mình có lẽ là điều không nên.
Việc tác động các hoạt chất hóa học lên tóc sẽ khiến tóc bị hư tổn, khô, xơ rối. Thậm chí việc tóc bị cháy do thuốc là điều không hiếm hoi gì.
Do đó, để bảo vệ tóc hết mức có thể, tốt nhất không nên nhuộm tóc quá nhiều lần, nhuộm màu quá sáng, nâng nền, tẩy tóc,… Đồng thời cũng hạn chế các hành động tác dụng nhiệt lên tóc như tạo kiểu, uốn giả, duỗi, ép,… để bảo vệ tóc một cách trọn vẹn nhất.
Tổng kết
Tóc rụng nhiều hậu COVID-19 không phải là một loại bệnh lý quá nặng nề. Miễn phát hiện sớm, tâm lý thoải mái đón nhận và kiên trì khắc phục, tóc của bạn sẽ được trả lại vẻ đẹp ban đầu, thậm chí còn chắc khỏe và tốt hơn gấp nhiều lần nếu bạn chăm sóc đều đặn mỗi ngày và đúng cách!
Nguồn tham khảo: Hậu Covid-19, chị em khủng hoảng khi tóc rụng nhiều , bác sĩ Da liễu nêu nguyên nhân ít ai ngờ tới