Tiểu đường nên ăn gì? Chế độ ăn uống dành cho người bị tiểu đường

Đo đường huyết

Một tháng trước, dì của mình nhập viện vì biến chứng tiểu đường. Lý do là vì dì của mình bị tiểu đường type 2 lâu năm nhưng thấy cơ thể vẫn ổn nên chủ quan: nghiện trà đường, cơm bún và đồ ngọt. Thêm vào đó, dì mình lại bị thừa cân và ít vận động. Vì vậy, đến khi nhập viện thì đường huyết đã hơn 600, hôn mê suốt 3 ngày. Ngoài ra, dì mình còn bị viêm phổi, viêm gan, hoại tử thận một bên, tổn thương đa cơ quan và sỏi niệu đạo.

Bạn biết đấy, với tình trạng của dì mình thì các bác sĩ Sài Gòn đều “lắc đầu”. Hôm ấy, người ta chở dì mình về để họ hàng “gặp mặt lần cuối”. Tuy nhiên, vào phút cuối, gia đình mình quyết định chở dì ra bệnh viện tỉnh để cầu may. Nhờ có người quen là bác sĩ trong đó, dì mình đã được điều trị bằng phương pháp “đâm ống, truyền chất làm tan phần mô bị hoại tử ở thận và đào thải qua nước tiểu” (chứ không phẫu thuật thận vì bị tiểu đường nặng mà phẫu thuật thì rất dễ tử vong do vết thương khó lành).

Sau khi ra viện, sức khỏe của dì mình ổn dần nhưng đường huyết vẫn rất cao, có ngày hơn 500, có ngày hơn 300, mấy ngày gần đây thì dao động từ 200 – 300.

Đo đường huyết định kỳ giúp kiểm soát bệnh tiểu đường type 3 tốt hơn

Bạn biết đấy, với người tiểu đường thì nhịn đồ ngọt là một nỗi ám ảnh, bởi vì họ rất thèm ngọt (thèm hơn người thông thường). Vì vậy, vấn đề quan trọng trong điều trị tiểu đường chính là thay đổi lối sống – thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt.

Bác sĩ Mai Yến Linh (Bác sĩ Chuyên khoa 2 – Chuyên khoa Nội tiết bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn) khẳng định: thay đổi lối sống là nền tảng của quá trình điều trị tiểu đường.

Lưu ý:

Đôi khi, đường huyết ở người bệnh tiểu đường cao nhưng họ vẫn thấy khỏe là vì cơ thể họ đã quen với mức đường huyết cao. Trong quá trình điều trị, chúng ta cần nghiêm ngặt kiểm soát chế độ ăn uống, tuy nhiên, cũng không nên ăn quá nhiều thức ăn gây hạ đường huyết cùng 1 lúc vì sẽ dễ dẫn đến tụt đường huyết (đường huyết tăng hay giảm đột ngột đều không tốt).

Để tiện lợi thì bạn nên mua máy đo đường huyết, giá thường dưới 1 triệu, rất dễ dùng. Với người bình thường, đường huyết khi đói thường dưới 126, đường huyết sau ăn là dưới 140 (nếu từ 160 – 180 hoặc cao hơn là bị tiểu đường).

Chế độ ăn uống cho người bị tiểu đường

Khi bị tiểu đường thì bạn không cần phải nhịn ăn cơm vì nếu bỏ cơm thì bạn sẽ bị thiếu dinh dưỡng, gây bất lợi cho quá trình điều trị (tuy nhiên, bạn cần ăn ít cơm lại và nên ăn đúng thứ tự).

Tiểu đường nên ăn gì

Tiểu đường là một loại bệnh về chuyển hóa, vì vậy, để kiểm soát bệnh tiểu đường thì bạn cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Tiểu đường lâu năm thường gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh giao cảm, khiến tim đập nhanh. Vì vậy, cần hạn chế cà phê (trừ khi nhịp tim dưới 80 thì có thể dùng cafe).
  • Nếu bị tiểu đường có kèm suy thận thì cần hạn chế chất đạm (vẫn ăn thịt, cá, trứng, sữa… nhưng với lượng rất ít).
  • Nếu bị tiểu đường có kèm thừa cân, béo phì, máu nhiễm mỡ… thì cần hạn chế chất béo (hạn chế tôm, cua, ghẹ, da cá… và các món nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh). Khi dùng dầu ăn để chiên xào thì nên dùng dầu oliu hoặc dầu đậu nành, dầu cải…
  • Nhiều người bị tiểu đường có tâm lý sợ ốm (vì bệnh này hay rút cơ thể, khiến cho hai chân ốm tong teo), tuy nhiên, bạn cần điều chỉnh cơ thể về trạng thái vừa vặn, tránh gây béo phì vì tiểu đường và béo phì là 2 bệnh chuyển hóa có mối liên hệ mật thiết với nhau.
  • Hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá: vì sẽ dễ dẫn đến biến chứng.
  • Ngoài chỉ số đường huyết thì cũng cần theo dõi thêm chỉ số mỡ máu, huyết áp…
  • Không nên dùng kẹo sâm vì kẹo tăng đường, sâm tăng huyết áp…
  • Hạn chế đường tinh luyện (đường kính trắng, đường phèn, sucrose…) vì loại đường này hấp thu nhanh ở ruột, khiến đường huyết tăng nhanh và tăng cao. Nếu thèm ngọt thì nên dùng đường cỏ ngọt để nêm nếm thức ăn vì nó không làm tăng đường huyết.
Đường cỏ ngọt
Đường cỏ ngọt

Bữa ăn cụ thể cho người bị tiểu đường

Hàng ngày, người bị tiểu đường có thể ăn 1 bữa chính và 2 bữa phụ (hoặc chia thành 4, 5 bữa ăn cũng được). Mục đích là để mỗi lần chỉ ăn một ít, lượng đường (có trong thực phẩm) đi vào máu ít thì sẽ ít tăng đường.

Mỗi bữa ăn, người bệnh có thể ăn nửa chén cơm hoặc 1 chén lưng, 1 miếng cá hoặc 1 miếng thịt nhỏ, hai nắm rau sống hoặc rau cải nấu canh (có thể thay thế thành một chén lưng con nui chay…). Với các bữa phụ thì người bệnh có thể ăn bắp luộc hoặc cũng ăn cơm nhưng ít hơn bữa chính một chút.

Ngoài ra, người bệnh nên ăn thêm các loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp như bưởi, cam… (với trường hợp của dì mình thì sau khi ăn bưởi, dì mình thấy khỏe hơn nên mỗi ngày đều ăn 2 múi bưởi). Nếu bạn ăn cam thì ăn nửa trái to hoặc 1 trái nhỏ thôi nhé.

Nhìn chung, người bị tiểu đường nên ăn nhiều rau xanh vì hầu hết các loại rau đều giúp hạ đường huyết một cách nhẹ nhàng vừa phải. Ngoài ra, chất xơ có trong rau còn giúp giảm mỡ máu, giảm táo bón… (ăn sống hay nấu canh đều được).

Rau quả xanh mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe
Rau quả xanh mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe

Những món cần tránh:

  • Tránh các loại bánh chiên, hấp… làm từ bột (sau khi ăn bánh da lợn và bánh bò, đường huyết của dì mình tăng hơn 500).
  • Tránh gạo dẻo, bánh mì lát, đường cát, hủ tiếu, bún, bánh mì, các loại bột, vải, dưa hấu, xoài, chôm chôm, nhãn, sầu riêng, nước ngọt… vì chỉ số đường huyết của nhóm thực phẩm này rất cao.

Sữa dành cho người tiểu đường để bồi bổ

Nếu người bị tiểu đường bị mất sức, cần bồi bổ thì chúng ta có thể cho uống sữa nhưng phải là sữa không đường, không béo hoặc loại sữa dành riêng cho người bị tiểu đường là Glucerna. Loại sữa này giúp kiểm soát đường huyết, tăng cường sức khỏe tim mạch và bổ sung các chất tốt cho cơ thể. (1).

Xem thêm: Các bài thuốc nam điều trị tiểu đường 

  1. Chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường, https://www.youtube.com/watch?v=gZhChfwmBYM, ngày truy cập: 25/ 09/ 2022[]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0
Hỏi đáp
Nhắn tin
Gọi điện