Tiêm vaccine Covid-19 bị nổi mụn và cách điều trị mụn hiệu quả

Sau khi tiêm vaccine Covid-19 bị nổi mụn, nhiều chị em tá hỏa phát hiện da mình bỗng sần sùi và nổi mụn. Không phải mụn nội tiết tố, cũng không rõ nguồn cơn gây mụn. Vậy, cách điều trị mụn cho da sau khi tiêm vaccine ngừa covid hiệu quả nhất trong những trường hợp này là gì?

Cách nhận biết mụn do kích ứng vaccine

Nhận biết mụn trên da sau khi tiêm vaccine ngừa covid

Đối với những bạn học sinh đang trong lứa tuổi dậy thì hoặc với những ai bắt đầu chú tâm đến da dẻ thì đây quả là một việc vô cùng khó nhằn. Bởi lẽ, trên khuôn mặt của chúng ta về cơ bản sẽ có 6 loại mụn khác nhau. Nhưng nguyên nhân gây mụn thì nhiều vô số kể. Mụn do nội tiết tố, mụn do thói quen sinh hoạt, ăn uống hằng ngày, mụn do cơ cấu làn da,… Nếu không phải là một người “sành” mụn thì rất khó để hiểu da mình đang gặp vấn đề gì và hầu như sẽ không tìm ra được bất kì biện pháp nào để điều trị mụn. Thậm chí, việc không thấu hiểu làn da còn mang đến nhiều hậu quả nặng nề hơn.

Vậy làm cách nào để nhận biết do tiêm vaccine Covid-19 bị nổi mụn

Hãy chú ý quan sát làn da của bạn trong khoảng 72 giờ sau khi tiêm vaccine. Vaccine sau khi thâm nhập vào cơ thể thì cần rất nhiều thời gian để thích ứng và hoạt động. Đồng thời, trong khoảng thời gian này da bạn cũng dần thu nhận vaccine và bắt đầu kích mụn.

Mụn gây ra bởi vaccine không phải là một loại cụ thể có đặc điểm đặc trưng riêng. Tùy theo cơ địa từng người mà mụn hậu vaccine xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau: mụn ẩn, mụn cám, mụn li ti, mụn bọc,…

Sau khi tiêm, nếu mụn nổi lên không vào thời kỳ hành kinh, cũng không phải do chế độ sinh hoạt hoặc môi trường sống có gì thay đổi, bất thường, thì chắc chắn rằng đó chính là dấu hiệu của kích ứng vaccine.

Tiêm vaccine Covid-19 bị nổi mụn
Tiêm vaccine Covid-19 bị nổi mụn

Cách điều trị mụn cho da sau khi tiêm vaccine Covid-19 bị nổi mụn

Để có thể điều trị mụn cho da sau khi tiêm vaccine ngừa covid hiệu quả, không để lại hậu quả về sau, cách tốt nhất chính là chăm sóc da đúng cách, đúng quy trình và có cho mình những loại dưỡng phẩm điều trị mụn phù hợp.

1. Tìm nguồn thông tin hướng dẫn chăm sóc da đáng tin cậy

Trong thời kì lên mụn, tuyệt đối bạn đừng nên mù quáng tin vào các trang mạng xã hội hay các kênh thông tin thiếu tính xác thực để tìm cách xử lý mụn trên da. Ngày nay, nhiều bạn trẻ vì câu view, câu like mà không ngại với lương tâm, khoác lên mình chiếc blouse trắng và đánh lừa mọi người với cái mác “bác sĩ da liễu” hay “chuyên gia tư vấn da liễu”. Nếu gặp phải những thông tin sai lệch, thiếu kiến thức như này, bạn rất dễ chăm da sai cách và dẫn đến nhiều hệ lụy trầm trọng hơn, khó cứu chữa.

Hãy tìm đến các website nổi tiếng, chuyên về chăm sóc da hoặc nghiên cứu về các vấn đề thuộc lĩnh vực sức khỏe và làm đẹp. Có thể tìm hiểu thêm thông qua các trang fanpage của các trung tâm da liễu có uy tín, được nhiều người đánh giá, sử dụng. Hoặc nếu bạn là một người nghiện xem Tiktok thì hãy tập trung chú ý vào kênh của Bác sỹ Hà – chuyên gia da liễu.

2. Tối giản quy trình điều trị mụn cho da sau khi tiêm vaccine ngừa covid chỉ với 4 bước

các sản phẩm chăm sóc da mụn hiệu quả
Các sản phẩm chăm sóc da mụn hiệu quả

Thông thường, nhiều bạn nữ thường có quy trình chăm sóc da khá cầu kỳ. Nhất là đối với những tín đồ nghiện skincare thì khả năng cao các bạn thực hiện quy trình chăm sóc hơn 15 bước thậm chí 30 bước của Hàn Quốc là điều rất đỗi bình thường. Tuy nhiên, vào thời kỳ da nhạy cảm, dễ lên mụn như lúc sau tiêm thì điều này không nên chút nào. Cần tối giản hóa hết mức có thể, cho da thời gian nghỉ ngơi, thông thoáng bề mặt lỗ chân lông.

Các bước điều trị mụn trên da do kích ứng vaccine như sau:

2.1. Làm sạch da chuyên sâu

Tẩy trang: Cho dù không sử dụng bất cứ mỹ phẩm làm đẹp nào trên mặt thì bạn nhất quyết không được quên tẩy trang. Đặc biệt, da mụn thường do các vấn đề nằm sâu trong lỗ chân lông tích tụ thành nên tốt nhất bạn nên sử dụng tẩy trang dạng nước thay cho dạng dầu. Nên tinh chọn những loại nước tẩy trang có kết cấu mỏng nhẹ nhưng sạch sâu, kết hợp cùng bông tẩy trang mềm nhẹ để tránh dùng lực quá đà gây tổn thương thêm cho da.

Sữa rửa mặt: Sữa rửa mặt dành cho da mụn phải là loại có độ pH thấp, chỉ nằm trong khoảng từ 4.5 – 6. Những loại có độ pH cao hoặc sữa rửa mặt dạng hạt không những tác động đến vết thương mà còn làm da châm chích, mẩn đỏ, thậm chí gia tăng khả năng gây mụn. Bạn có thể tham khảo thêm những dòng sữa rửa mặt điều trị mụn để tăng thêm hiệu quả điều trị mụn trên da (1).

2.2. Sử dụng sản phẩm điều trị

Sản phẩm điều trị cho da mụn thường có thể ở rất nhiều dạng: Serum điều trị mụn, Sữa dưỡng điều trị mụn, kem điều trị mụn, chấm mụn,…

Tùy vào tình trạng mụn trên da mà bạn có thể lựa chọn dưỡng phẩm phù hợp. Đối với những bạn da khô, thường thì nên sử dụng serum hoặc sữa dưỡng để vừa điều trị mụn vừa tăng thêm độ ẩm cho da, nhất là vào những tháng mùa đông. Riêng đối với những bạn da dầu, da hỗn hợp thì nên sử dụng chấm mụn để hạn chế tinh chất thừa trên da gây bít tắc lỗ chân lông (2).

Lưu ý: Với những ai sử dụng chấm mụn thì nên dưỡng ẩm trước sau đó mới chấm mụn và đi ngủ. Đặc biệt, chỉ nên chấm mụn vào ban đêm, trước khi đi ngủ từ 30 – 60 phút.

2.3. Khóa ẩm cho làn da.

Đây là bước chăm sóc đơn giản, cơ bản nhất nhưng rất nhiều người bỏ qua. Một số người vì ỷ lại vào cơ địa da dầu hoặc sau khi sử dụng serum đã được cấp một lượng ẩm nhất định nên chủ quan không dùng kem dưỡng để khóa ẩm.

Lớp kem dưỡng không chỉ mang chức năng giữ ẩm cho da mà còn là màng bọc bảo vệ da tránh khỏi những tác nhân gây mụn trong suốt ngày dài hoặc qua một đêm. Bạn sẽ không thể đếm được lượng vi khuẩn đang tồn đọng trên chăn ga gối đệm hoặc tóc bạn – những tác nhân gây bệnh nhỏ bé đến mức vô hình.

Do đó, hãy lựa chọn các loại kem dưỡng ẩm có kết cấu nịnh mặt, phù hợp với làn da của bạn.

2.4. Bảo vệ nốt mụn hết mức có thể

Ban ngày khi đi làm hoặc đi học, để bảo vệ nốt mụn, bạn nên sử dụng miếng dán mụn với kích thước vừa vặn. Miếng dán mụn không chỉ có thể bảo vệ vết thương khỏi những hoạt động xã hội, vi khuẩn, tác nhân gây mụn,.. mà còn có chức năng kích mụn, đẩy cồi, giúp quá trình đẩy mụn của bạn diễn ra nhanh chóng hơn.

3. Thiết lập chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh

Thiết lập chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để trị mụn cho da sau khi tiêm vaccine
Thiết lập chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh điều trị mụn cho da sau khi tiêm vaccine

Thói quen sinh hoạt, ăn uống ảnh hưởng rất lớn đến làn da của bạn. Khi được bổ sung đủ dinh dưỡng, da sẽ tự nhiên căng bóng, mịn màng và chắc khỏe. Nhưng ngược lại, chỉ cần thiếu chất, thiếu ngủ hoặc làm việc quá sức thì da dễ thâm sạm, mụn kích ứng sẽ ngày càng một nhiều. Đặc biệt với những ai lên mụn hậu vaccine, hậu covid thì chế độ ăn uống, sinh hoạt quan trọng hơn bao giờ hết.

Hãy tự thiết kế cho bản thân một chế độ sống thích hợp.

  • Ăn nhiều rau củ quả, nhất là những loại cung cấp vitamin C, A, B, E.
  • Ngủ sớm, ngủ đủ giấc. Thức quá khuya sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình đào thải của vô số bộ phận và da cũng nằm trong số đó.
  • Chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày. Mặc dù nhiều người cảm thấy lượng mồ hôi đổ ra vô cùng bẩn và gây ảnh hưởng đến mụn. Nhưng thực chất, da tiết hồ hôi chính là đào thải lượng chất nhầy, bẩn ra khỏi cơ thể. Nếu skincare đúng cách và chăm tập thể dục, da của bạn sẽ đỡ được vô vàn liệu trình detox đắt đỏ mà chỉ spa mới có.

Đặc biệt lưu ý, khi bắt tay vào quá trình chăm sóc da mụn, ngoài những sản phẩm chăm sóc da cơ bản, tuyệt đối không sử dụng thêm bất cứ dưỡng phẩm nào như: dưỡng trắng, trị thâm nám, tàn nhang,… Càng nhiều tinh chất lên mặt sẽ làm da càng thêm bí bách, nặng nề và tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông sẽ ngày một nghiêm trọng hơn. Mỏng nhẹ, hiệu quả chính là ưu tiêu hàng đầu trong quá trình điều trị mụn cho da sau khi tiêm vaccine ngừa covid.

    Để lại thông tin để chúng tôi tư vấn trong thời gian sớm nhất.

    Tham khảo: Cách tự kiểm tra sức khỏe phổi và hạn chế nguy cơ cảm nhiễm virus (Covid 19)

    HỎI ĐÁP CÙNG CHUYÊN GIA

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    0
    Hỏi đáp
    Nhắn tin
    Gọi điện