Tiêm HPV ngăn ngừa ung thư cổ tử cung trước khi quá trễ

Tiêm HPV ngăn ngừa ung thư cổ tử cung trước khi quá trễ

Chỉ xếp sau ung thư vòng họng, “ung thư cổ tử cung” trở thành một trong những từ khóa hot nhất – nỗi ám ảnh thường trực của chị em phụ nữ. Việc mắc ung thư cổ tử cung không chỉ đơn thuần mở ra ranh giới giữa sự sống và cái chết mà nó đánh thẳng lên tâm lý của mỗi người phụ nữ về thiên chức, ước mong được một lần làm mẹ. Thấu hiểu điều đó, vaccine HPV đã ra đời như một liều thuốc cứu cánh cho nữ giới. Tuy nhiên, không phải bất kỳ người phụ nữ nào cũng có thể tiêm HPV. Vì sao lại như vậy?

Những biểu hiện cho thấy bạn đã mắc phải ung thư cổ tử cung

Những biểu hiện cho thấy bạn đã mắc phải ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung thường đến và phát triển một cách âm thầm. Tế báo ung thư mất khoảng từ 15 – 20 năm để dần hình thành và phát triển. Trong suốt quá trình đó, cơ thể chúng ta sẽ không biểu hiện nên bất cứ triệu chứng nào về bệnh. Đó là lý do vì sao nhiều người dù rất quan tâm đến sức khỏe nhưng lại khó lòng tránh khỏi căn bệnh quái ác này.

Vào giai đoạn sớm khi xuất hiện bệnh, “cô bé” của chúng ta dần có một vài biểu hiện lâm sàng, thường gặp như: xuất huyết âm đạo (âm đạo chảy máu bất thường) và ra nhiều huyết trắng (dịch nhầy màu trắng). Cụ thể như sau:

Xuất huyết âm đạo bất thường

Thông thường, xuất huyết âm đạo thường được nhiều người hiểu theo nghĩa là “chu kì kinh nguyệt” (vì đều là hiện tượng chảy máu vùng kín). Tuy nhiên, xuất huyết âm đạo bất thường lại là một chuyện khác.

Xuất huyết âm đạo bất thường là khi vùng kín của bạn có dấu hấu hiệu chảy máu trước và sau kỳ kinh nguyệt. Hoặc chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn so với bình thường. Thậm chí, nhiều khi để ý vào đáy quần lót lại phát hiện một vài giọt máu không rõ nguyên do.

Bên cạnh đó, tình trạng xuất huyết âm đạo bất thường cũng thường xuất hiện sau khi quan hệ tình dục. Đặc biệt, nếu bạn đang trong thời kì tiền mãn kinh nhưng lại xuất huyết âm đạo thì đây chính là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy bạn đang mắc phải căn bệnh ung thư cổ tử cung.

Ngoài ra, có một số trường hợp xuất huyết âm đạo nhưng không quá nhiều nên không biểu hiện trên đồ lót. Tuy nhiên, bạn có thể theo dõi màu của nước tiểu. Những ai mắc bệnh ung tư cổ tử cung, khi gặp tình trạng xuất huyết âm đạo sẽ có màu nước tiểu đậm, đổ cam.

Huyết trắng (dịch âm đạo) có mùi, màu bất thường

Dịch âm đạo hay còn gọi là huyết trắng. Phần dịch này thường xuất hiện nhiều vào đầu kì kinh nguyệt, không màu hoặc màu trắng nhẹ, khá trong suốt. Khi chạm vào thường lỏng nhưng lại có độ kết dính cao (tương tự như lòng trắng trứng gà).

Trong lúc vệ sinh cá nhân hoặc khi kiểm tra ở đáy quần lót, nếu phát hiện huyết trắng của bản thân bị đục màu, có mùi hôi khó chịu kèm theo một ít máu thì có thể đây là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc phải ung thư cổ tử cung.

Đau khi quan hệ tình dục

Có lẽ đau khi quan hệ tình dục không phải là điều gì quá xa lại hay đáng quan ngại. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn chưa bao giờ cảm thấy đau nhưng đột ngột lại nhận thấy điều đó, chứng tỏ cổ tử cung bạn có vấn đề.

Đau lưng hay đau vùng xương chậu

Nếu bạn phát hiện phần lưng và phần xương chậu của mình có biểu hiện đau nhức, đau âm ỉ, nhói hoặc thi thoảng có những cơn đau dữ dội thì nên đến bệnh viện để khám. Ngoài các vấn đề về thần kinh và xương khớp thì đây cũng là một trong những dấu hiệu của ung thư cổ tử cung.

Thêm vào đó, người mắc phải ung thư cổ tử cung khi dần bắt đầu vào giai đoạn trễ, bạn sẽ thường có cảm giác mệt mỏi, mất sức, chán ăn, chế độ vệ sinh, bài tiết của cơ thể có nhiều điểm bất thường hoặc gặp tình trạng gãy xương dù chỉ va đập nhẹ.

Nguồn tham khảo: Nguyên nhân ung thư cổ tử cung – HPV

Vì sao nên tiêm vaccine HPV ngừa ung thư cổ tử cung?

Vì sao nên tiêm vaccine HPV ngừa ung thư cổ tử cung cho phụ nữ?

Không phải tự nhiên mà người ta thường gọi ung thư là căn bệnh nan y hiểm nghèo. Không phải là bệnh của nhà giàu như thận, người có tiền đến mấy khi mắc phải ung thư dường như đều phải đầu hàng trước số phận. Người may mắn chữa trị được ung thư chỉ có thể là những ai sớm phát hiện được dấu hiệu bệnh và kịp thời chạy chữa. Đó cũng là lý do vì sao chúng ta nên sử dụng các biện pháp ngăn ngừa phát bệnh nay từ đầu.

Tính đến thời điểm hiện nay, vaccine HPV là biện pháp hiệu quả nhất, an toàn nhất giúp chị em phụ nữ chủ động phòng ngừa được nguy cơ mắc phải ung thư cổ tử cung. Không chỉ mang lại được hiệu quả, sự an tâm cho các mẹ, các chị mà còn có thể sử dụng cho trẻ em, giúp ngăn mầm móng gây bệnh từ rất sớm. Đặc biệt, vaccine HPV còn giúp bảo vệ nam giới tránh khỏi những căn bệnh liên quan đến virus HPV thông qua quan hệ tình dục,…

Vì sao nên tiêm HPV ngăn ngừa ung thư cổ tử cung trước khi quá trễ?

Cần phải tiêm HPV trước khi quá trễ bởi lẽ, độ tuổi tốt nhất để tiêm HPV là 9 – 26 tuổi, không kể đã từng quan hệ tình dục hay chưa. Mỗi liều vaccine gồm 4 mũi và sẽ có hiệu quả kéo dài đến 30 năm.

Ở Việt Nam hiện nay đã có rất nhiều trung tâm chuyên tiêm vaccine HPV cho chị em phụ nữ. Tuy nhiên, chưa có bất kì báo cáo y tế nào cho phép tiêm vaccine phòng ngừa HPV cho nam giới (Trung tâm phòng chống và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) đang xem xét vấn đề này).

Do đó, khi quyết định tiêm vaccine HPV, các bạn nên tiêm vaccine càng sớm càng tốt, không nên chần chừ, chậm trễ dẫn đến việc bỏ qua độ tuổi vàng để tiêm vaccine HPV. Ngoài vấn đề tài chính, bạn cần phải đạt đủ các yêu cầu về giới và độ tuổi để tránh các tác dụng phụ không mong muốn hoặc thậm chí là thuốc không phát huy tác dụng dẫn đến tình trạng “mất tiền oan”.

Tìm hiểu kỹ hơn tại: Tiêm phòng ung thư cổ tử cung (HPV) và những điều cần biết

Tổng kết

Để đối phó với ung thư cổ tử cung, cách tốt nhất chính là “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Có thể bạn sẽ cảm thấy khá đau đầu khi cân đo đong đếm vấn đề tài chính nếu muốn tiêm vaccine HPV. Thế nhưng, đầu tư cho sức khỏe chưa bao giờ thua lỗ! Hãy chủ động tiêm vaccine phòng ngừa ung thư cổ tử cung ngay từ bây giờ các bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0
Hỏi đáp
Nhắn tin
Gọi điện