Thuốc nam sổ độc giảm ngứa – bài thuốc dân gian Kiên Giang

Ở Kiên Giang có bài thuốc nam uống sổ độc giảm ngứa bên trong, từ đó giúp giảm ngứa ngoài da. Bài thuốc này được truyền lại bởi thầy 5, là một thầy thuốc dân gian đã có tuổi, hiện đang sinh sống tại kênh 5 Ranh, xã Thạnh Lộc, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang.

Theo kết quả từ người dùng thì bài thuốc này rất hiệu quả (hiệu quả hơn khi kết hợp thuốc thoa giảm ngứa ngoài da).

Hôm nay, mình sẽ chia sẻ lại cách dùng bài thuốc này nha.

Thành phần: ké đầu ngựa, củ lạc lùng (trầm lá), củ mướp gai, củ dứa gai, củ rán bay, cỏ mần trầu, muồng quân, mỗi thứ một nắm.

Cách dùng: nấu với 4 chén nước cho đến khi nước sắc còn 8 phân thì tắt bếp, để nguội rồi uống. Đó là một lần uống. Sau đó, với phần bã thuốc, bạn tiếp tục cho nước vào và nấu lấy lần nước thứ hai, cứ như thế tiếp tục nấu lần thứ 3. Ngày uống 3 lần.

Kiêng cử: Khi dùng bài thuốc này, bạn không được ăn măng tre, thịt gà, bắp chuối, cóc, nhái, ếch, đồ biển hải sản, gà lôi, chuột, ngỗng, vịt viêm, cá rô, cá còm, cá thác lác…

Dị ứng cơ địa gây sưng ngứa

Vì sao bạn bị ngứa ngoài da?

Có nhiều lý do khiến bạn bị ngứa ngoài da như:

  • Chưa giữ vệ sinh: Nhiều bạn lười tắm, khi tắm cũng qua loa, không chà rửa da nên bề mặt da không được sạch, lâu dần gây ngứa.
  • Bị dị ứng: Nhiều bạn có cơ địa dễ dị ứng, hễ gặp phấn hoa, khói bụi, lông chó mèo… là ngứa, nổi mề đay.
  • Da khô: Vâng, da bị khô do cơ địa, thời tiết, mỹ phẩm… cũng có thể bị ngứa.
  • Bệnh lý về da: Có nhiều bệnh lý về da có thể gây ngứa như chàm, vảy nến, ghẻ, nổi mề đay…
  • Do bị côn trùng bò, cắn đốt: Muỗi, kiến, mạt, sâu… và nhiều động vật ký sinh khác cũng có thể khiến da bạn bị ngứa.
  • Bệnh bên trong: Một số bệnh cũng có thể gây biểu hiện ngứa da như: bệnh gan, bệnh thiếu máu (do thiếu chất Sắt), bệnh sởi, giun sán, nhiễm nấm, suy thận… Ngoài ra, người bị suy thận, tiểu đường cũng có thể bị ngứa da.
  • Do tình trạng thai kỳ: Một số phụ nữ đang mang thai cũng bị ngứa da (1).

Giải pháp cho chứng ngứa da

Tùy nguyên nhân mà chúng ta có cách xử lý khác nhau. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bạn cần chú ý xử lý sớm vì ngứa da có thể gây hại nhiều hơn bạn nghĩ.

Thứ nhất, ngứa da trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn, gây khó ngủ, khó chịu… Thậm chí, việc gãi quá mức còn có thể gây tổn thương da, nhiễm trùng và tai hại hơn là để lại sẹo thâm…

Thứ hai, ngứa da có thể là biểu hiện cảnh báo một số bệnh nguy hiểm. Vì vậy, nếu thấy ngứa không rõ nguyên nhân trong thời gian dài thì bạn nên xét nghiệm máu.

Về bài thuốc nam uống sổ độc giảm ngứa từ thảo mộc

Để da bạn dễ chịu hơn, bạn có thể thử các loại thảo mộc sau:

  • Lá me nước (me keo): Đây là loại lá mình thích nhất vì khi nấu lên, nước của nó thơm mát vô cùng. Mùi lá me nước thơm thanh, nhẹ dịu, thoang thoảng mùi lá cây của đồng quê… Bạn chỉ cần hái một nắm, nấu cùng hai chén nước, đợi nước chuyển sang màu xanh (sôi cỡ 10 phút) thì tắt bếp, chắt ra, để nguội rồi tắm, rửa mặt…
Hình ảnh cây me nước
Hình lá lá me nước và quả me nước – Thuốc nam uống sổ độc giảm ngứa
  • Lá bạc hà thơm và lá chanh (hoặc bưởi, sả): Bạn cũng có thể kết hợp 3 loại lá này (hoặc dùng 1 trong 3 cũng được). Hương thơm dễ chịu và tính kháng khuẩn, làm mát của 3 loại lá này sẽ giúp da bạn sạch sẽ, mát mẻ hơn rất nhiều.
  • Bột lá neem, bột bạc hà (hoặc nước ép khổ qua): Bột lá neem, bột lá bạc hà hoặc nước ép khổ qua vừa giúp sạch da, vừa giúp mát da và kháng khuẩn. Sau khi dùng, bạn sẽ thấy da sáng hơn và sạch mịn hơn rõ rệt.

Hồi nhỏ, mình thường tắm nước nấu từ thảo mộc, đặc biệt là nước nấu từ lá me nước. Mình nhớ mãi màu xanh trong nhẹ nhàng, hương lá thơm ngọt ngào và cảm giác mát dịu mà nó mang lại. Mùa thu này, mình lại ra ruộng, hái lá me nước về nấu. Bao nhiêu ký ức ùa về! Chao ôi, được sống giữa thiên nhiên quả thực là một niềm hạnh phúc!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0
Hỏi đáp
Nhắn tin
Gọi điện