Tập yoga giảm mỡ bụng ngay tại nhà – tại sao lại không?

Tập yoga giảm mỡ bụng ngay tại nhà - tại sao lại không?

Vì sao phải oằn mình tập những bài cadio đầy mệt mỏi, những bài tập abs nghe đến chỉ biết khóc thét với những cơn đau nhức kéo dài trong khi bạn hoàn toàn có thể giảm mỡ bụng nhờ vào yoga? Đừng thấy những động tác nhẹ nhàng, yên tĩnh của yoga mà khinh thường bộ môn thể thao này. Thực chất, tập yoga giảm mỡ bụng là một liệu pháp thể dục giảm cân cực kì hiệu quả. Có thể bạn chưa biết hoặc cũng có thể bạn tập sai cách. Cùng tìm hiểu sâu hơn tại đây!

Những lầm tưởng thường gặp khi nhắc đến yoga

Tập yoga giảm mỡ bụng ngay tại nhà

Yoga thường được đông đảo chị em phụ nữ biết đến với những cụm từ như thiền định, uốn dẻo cùng vẻ đẹp thể hình đầy mềm mại, uyển chuyển và tinh tế. Có lẽ vì thế, người ta cũng tự động gắn mác cho bộ môn thể thao này là bộ môn chỉ dành cho những ai sống chậm, những người muốn khỏe tâm, khỏe trí thay vì khỏe về thể chất, thể hình.

Thực chất, yoga chính là bộ môn thể thao luyện trí lẫn hình. Là một cách để bạn điều hòa nhịp thở, tịnh tâm và tập trung hoàn toàn vào quá trình tập luyện của mình mà không bị phân tâm hay đả kích bởi những tác động bên ngoài.

Rất nhiều bạn khi tập các bài tập abs hoặc work-out thường có xu hướng muốn đốt cháy mỡ nhanh nên tập quá sức, khiến cơ thể bị mệt và gây căng thẳng cho các nhóm cơ. Trong khi đó, yoga có liệu trình cụ thể, tập chậm rãi, nhẹ nhàng nhưng vô cùng hiệu quả.

Bên cạnh đó, yoga còn mang đến cho bạn sự bình tĩnh, dẻo dai, giúp xương khớp trở nên chắc khỏe, đẩy lùi các dấu hiệu tuổi già.

Đặc biệt, khi nghiên cứu và trải nghiệm đủ sâu về bộ môn này, bạn sẽ học thêm được nhiều bài tập yoga kết hợp giúp giảm mỡ đầy hiệu quả, hoàn toàn có thể tự tập tại nhà, nhất là đối với những ai có mong muốn giảm mỡ bụng.

Tuy nhiên, hành trình tập yoga giảm mỡ bụng sẽ tốn nhiều thời gian hơn so với những bài tập hạng nặng. Mỗi ngày bạn chỉ mất khoảng 20 – 30 phút để tập nhưng muốn giảm mỡ bụng lại phải kiên trì hằng ngày như thế đến 1 – 2 tháng.

Với những ai đã tìm hiểu nhiều phương pháp thể dục giảm cân khác nhau, có lẽ các bạn đã từng thử qua những bài tập giảm cân cấp tốc trong 2 tuần của chị Chloe Ting. Chỉ 10 phút mỗi ngày đều đặn, bạn hoàn toàn có thể siết được vòng eo trong một thời gian ngắn. Yoga lại không được nhanh đến như thế!

Yoga làm săn chắc các nhóm cơ, giúp cơ thể làm quen dần với những bài tập thể dục giảm cân. Tuy mất nhiều thời gian hơn nhưng chắc chắn sẽ không gây cảm giác đau nhức nhiều như những bài tập của chị Chloe Ting. Thậm chí, bản thân Chloe Ting đã tự nhận xét ngay đầu mỗi video giảm mỡ bụng rằng bài tập thể dục giảm cân của chị sẽ khiến bụng của bạn vừa yêu, vừa ghét bạn cùng một lúc. Nếu mang đi so với yoga thì yoga mang lại cảm giác thoải mái hơn rất nhiều.

Tập yoga giảm mỡ bụng ngay tại nhà trong 20 phút chỉ với 5 bài tập cơ bản

Tập yoga giảm mỡ bụng ngay tại nhà

Thời gian tốt nhất để tập yoga chính là vào mỗi buổi sáng, khoảng từ 5h30 – 6h. Bởi lẽ, đây là khoảng thời gian ánh nắng mặt trời rất tốt cho sức khỏe: cung cấp một lượng lớn vitamin D nhưng không hề gây ảnh hưởng đến làn da bởi tác động của tia UV lúc này còn rất thấp.

Hoặc nếu bạn là một người bận rộn với trăm công nghìn việc, hãy dành ra ít nhất 20 phút mỗi ngày. Có thể tranh thủ giờ nghỉ trưa tại cơ quan, cũng có thể chọn tập luyện sau giờ làm (khoảng 17h30 – 18h) hoặc tập yoga giảm cân vào buổi tối cùng một ly trà hoa nhài cũng là một ý kiến không tồi!

1. Khởi động buổi tập yoga với bài tập thở giúp làm sạch phổi, tịnh tâm

Không chỉ trong yoga mà bất kể bài tập thể dục thể thao nào, hít thở luôn đóng một vai trò hết sức quan trọng. Bởi lẽ, khi vận động mạnh, nhịp tim đập nhanh, lượng oxy hít vào thở ra biến động liên tục. Nếu hít thở không đúng cách sẽ gây ra nhiều tình trạng gây nguy hiểm cho sức khỏe, có thể ngất xỉu, đột quỵ hoặc thậm chí là tử vong.

Bài tập hít thở trong yoga sẽ giúp khí huyết lưu thông, thải độc ra bên ngoài cơ thể, làm sạch phổi và trao đổi oxy tốt hơn giúp phổi thêm khỏe (điều nên làm nhất trong mùa dịch COVID-19 này). Đồng thời, với bước khởi động này, bạn sẽ dần chuẩn bị được tinh thần, lấy lại sự bình tĩnh để bước vào buổi tập chính tốt hơn.

  • Đầu tiên, chọn một nơi đủ rộng và thoải mái.
  • Sau đó, ngồi xếp bằng, thẳng lưng, thẳng cổ. Thả lỏng hai tay, đặt nhẹ lên đùi hoặc đầu gối.
  • Tiếp theo đó, thả lỏng cơ bụng. Bắt đầu hít vào một hơi thật sâu và mạnh.
  • Lấy hết sức thở mạnh ra

Liên tục như vậy trong vòng 10 phút và kết thúc bài tập khởi động.

2. Tư thế rắn hổ mang (Bhujangasana)

Tư thế rắn hổ mang (Bhujangasana)

Bước 1: Nằm sấp người xuống sàn.

Bước 2 – Hít vào: Hai chân khép sát lại với nhau. Hai tay chống đỡ, nâng người từ từ cao lên (thân đầu ngẩng cao, mình nằm sấp như hình ảnh rắn hổ mang).

Bước 3 – Thở ra: Đầu dần dần ngả về phía sau. Thả lỏng và mở rộng vai. Nếu lúc này bạn có cảm giác nhức mỏi hoặc đau nhói ở phần bụng tức cơ bụng bạn đang được siết vào đúng cách.

Giữ tư thế này trong vòng 15 – 30 giây. Sau đó đưa cơ thể về lại trạng thái nằm sấp như ban đầu, hai tay đặt cạnh đầu và thả lòng trong 10 giây. Nghỉ ngơi và chuẩn bị chuyển sang bài tập mới.

3. Tư thế chó ngửa mặt (Upward hoặc Facing Dog)

Tư thế chó ngửa mặt (Upward - Facing Dog)

Tiếp tục giữ tư thế nằm sấp như ở bài tập 1.

Bước 1: Chống thẳng hai tay xuống sàn sao cho cánh tay tạo một góc 90 độ so với mặt đất.

Bước 2: Dần dần kiễng mũi chân lên cao.

Bước 3: Dùng lực của tay và chân dần dần nâng thân người lên cao, đầu dần ngả về phía sau gáy. Ở tư thế này, người bạn hoàn toàn tách ra khỏi thảm tập; chỉ có duy nhất hai lòng bàn tay và mũi bàn chân chạm thảm.

Bước 4: Giữ nguyên tư thế, nhẹ nhàng hít vào thở ra khoảng 10 – 15 lần.

Về lại tư thế thoải mái, thả lỏng, nghỉ ngơi trong 10 giây trước khi bước vào bài tập mới.

4. Tư thế con thuyền (Boat)

Tư thế con thuyền (Boat)

Bước 1: Thả lỏng cơ thể, ngồi và duỗi thẳng 2 chân về phía trước.

Bước 2: Từ từ nâng hai chân lên cao sao cho mũi chân vừa bằng tầm mắt của bạn (mắt nhìn thẳng, chân nâng khoảng tầm 30 – 40 độ so với mặt đất).

Bước 3: Dần ngả lưng về phía sau, đưa 2 tay lên cao song song trước mặt.

Bước 4: Đầu dần ngả về phía sau gáy, mắt nhìn vào mũi bàn chân.

Bước 5: Giữ nguyên tư thế đồng thời hít vào thở ra 10 – 15 lần. Nếu bạn cảm thấy mỏi hoặc không tại được thế thăng bằng trong một thời gian dài, bạn có thể để thẳng tay và đưa lên hạ xuống vài lần (khá tương tự với tư thế 100 trong Abs).

Với những ai từng tập Abs thì sẽ cảm thấy tư thế này khá quen thuộc. Đây là một trong những tư thế giúp siết eo cực kì hiệu quả. Nhìn có vẻ đơn giản nhưng nếu thực hiện đúng cách thì phần eo bụng của bạn sẽ đau vô cùng.

5. Tư thế cuối cùng – Tư thế cúi gập người (Standing Forward Bend)

Tư thế cúi gập người (Standing Forward Bend)

Bước 1: Đứng dậy và thả lỏng cơ thể, hai tay buông thõng.

Bước 2: Hai chân dang ngang, cách nhau một khoảng tầm từ 15 – 20cm và đặt song song với nhau.

Bước 3: Dần dần gập người từ trên xuống đổ về phía trước, ngực ép sát vào chân đồng thời thở ra. Mắt nhìn qua hai chân. Hai tay hạ thấp, chạm vào gót chân hoặc sàn.

Đây là một tư thế khó đối với những ai mới bắt đầu, nhất là với những ai lâu không tập thể dục hoặc không có sự dẻo dai,… Nếu không thể ép ngực sát chân, bạn có thể di chuyển hông, lưng để tạo tư thế phù hợp nhất. Cố gắng luyện tập qua mỗi ngày để cơ thể làm quen với độ ép giúp ngực ngày một ép sát vào chân hơn.

Bước 4: Giữ nguyên tư thế trong khoảng từ 15 – 30 giây. Sau đó dần thả lỏng, nhẹ nhàng đặt tay lên hông và từ từ đưa người thẳng lên.

Tổng kết

Tập yoga giảm mỡ bụng không hề dễ hơn so với các loại bài tập khác. Nhưng, nhẹ nhàng hơn, giúp cơ thể làm quen dần với những cơn đau nhức và xương khớp cũng dần ngày một dẻo dai hơn. Đồng thời, tập yoga không chỉ giúp giảm cân, giảm mỡ mà còn giúp máu tuần hoàn dễ dàng hơn, trí óc sảng khoái hơn. Tuy thời gian luyện tập lâu nhưng hiệu quả nhận được chính là sự vẹn toàn cả tâm và thể.

Những động tác trên được chia sẻ bởi California Fitness & Yoga – một trong những trung tâm chăm sóc sức khỏe hình thể tốt nhất tại Việt Nam được nhiều người nổi tiếng tin dùng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0
Hỏi đáp
Nhắn tin
Gọi điện