Tác hại của rượu táo mèo, ăn nhiều táo mèo có tốt không?

Ngày nay giao thông thuận tiện, hàng hóa được vận chuyển nhanh chóng nên nếu bạn ở trong Nam, bạn vẫn có thể ăn những trái cây miền Bắc như đào, mơ, mận, táo mèo và đặc biệt ngâm rượu táo mèo uống rất ngon. Vậy bạn có biết tác hại của rượu táo mèo…

Tôi may mắn ở gần trung tâm chợ Rạch Giá nên thường mua được những trái cây đặc sản miền Bắc, trong đó có táo mèo – một loại quả vừa có thể ăn tươi như trái cây, vừa có thể dùng làm thuốc như một vị thuốc thực thụ (với tên gọi “sơn tra”).

Quả táo mèo nhìn rất giống trái pom miền Nam (trái táo tây) nhưng nhỏ hơn và thịt của nó dẻ hơn, chắc hơn. Về vị thì táo mèo có vị ngọt chua hơi chát. Vì vậy, nhiều người đi chợ, nhìn táo mèo và tưởng đó là loại pom mini. Sau khi mua về ăn, họ chê rằng pom này dở quá. Thật ra, đó là táo mèo (quả pom mini vẫn to hơn quả táo mèo rõ rệt).

Táo mèo
Táo mèo

Táo mèo ăn nhiều có tốt không?

Trái táo mèo chua ngọt nên cũng dễ ăn. Đặc biệt, những trái to, chín già thì thịt của nó khá bở và bùi. Ưu điểm của táo mèo là hương thơm rõ rệt, chỉ cần ngửi là đã thấy thèm (thơm hơn nhiều loại pom ngoài chợ hay bán). Chỉ là, nó hơi chua ngọt nên nhiều người không thích, cho rằng nó dở hơn pom (vì trái pom ngọt rõ rệt hơn).

Vậy, táo mèo ăn nhiều có tốt không? Câu trả lời là không tốt.

Thông thường, với người bình thường thì mỗi ngày ăn 1 hoặc 2 trái táo mèo là được. Nếu bạn ăn quá nhiều (trên 5 trái hoặc nhiều hơn thì bạn sẽ bị táo bón – vì vỏ quả của nó hơi chát, gây săn se và dẫn đến táo bón).

Mặt khác, táo mèo là một vị thuốc nên nó cũng có dược tính. Vì vậy, khi bạn ăn nhiều thì nó có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn.

Rượu táo mèo có tốt không ?

Ngược lại với việc ăn trái táo mèo có thể không tốt cho dạ dày, ngâm rượu táo mèo uống sẽ có rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ nếu dùng đúng cách và đúng liều lượng. Các lợi ích của rượu táo mèo là:

  • Tăng cường hệ tiêu hoá
  • Tốt cho sinh lý
  • Giảm béo

Liều lượng uống rượu táo mèo tốt nhất là khoảng 3 ly rượu mỗi ngày, uống trong bữa ăn. Lưu ý rượu táo mèo chỉ tốt khi uống đúng liều lượng, táo mèo chuẩn và rượu chất lượng. Vì vậy khi ngâm rượu các bạn cần lưu ý lựa chọn nguyên liệu đầu vào chất lượng để ngâm được một bình rượu ngon và tốt cho sức khoẻ.

Tác hại của rượu táo mèo

Bên cạnh những lợi ích, uống quá nhiều rượu táo mèo cũng có thể gây ra những tác hại bất lợi cho sức khoẻ đó là:

  • Có thể gây táo bón, rượu táo mèo tốt cho hệ tiêu hoá tuy nhiên nếu uống quá nhiều bạn có thể gặp phải tình trạng táo bón do uống quá nhiều rượu.
  • Tác hại của rượu táo mèo với bệnh dạ dày: Ảnh hưởng không tốt với người bệnh viêm loét dạ dày, bởi trong thành phần táo mèo có chứa khá nhiều chất chua có chứa axit nhẹ, đặc biệt chất chua có nhiều ở táo tươi. Vì vậy khi ngâm rượu táo mèo nên chọn táo khô, nếu ngâm tươi cần ngâm qua đường để rượu lên men giảm vị chua trước khi ngâm rượu. Với người bệnh viêm loét dạ dày, không nên uống rượu táo mèo.
  • Tác hại của rượu táo mèo với phụ nữ mang thai: Rượu táo mèo cũng được cho có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của thai phụ và bé, vì vậy kinh nghiệm dân gian khuyên phụ nữ đang mang thai và đang cho con bú không nên uống rựou táo mèo.
Tác hại của rượu táo mèo
Tác hại của rượu táo mèo

Si rô táo mèo có ngon không?

Ở chỗ của mình, rượu táo mèo được làm bằng cách lấy táo mèo ngâm với đường phèn (chứ không phải ngâm với rượu). Nói cách khác, nó như một loại si rô trái cây vậy (hay còn gọi là rượu trái cây). Vào những ngày nắng nóng, bạn có thể pha 1 ly si rô táo mèo, uống vào vừa ngon lại vừa giải khát, hỗ trợ tiêu hóa.

Tháng vừa rồi, mình mua được 4 kg táo mèo để dành ăn và làm rượu trái cây. Táo mèo rửa sạch, để ráo, tách bỏ hạt, xắt ra thật mỏng rồi cho vào keo, cứ 1 lớp đường phèn (giã nát) thì 1 lớp táo mèo.

Lưu ý: Lớp trên cùng là đường phèn. Nếu bạn để lớp trên cùng là táo mèo thì nó sẽ dễ bị hôi chua và thậm chí là bị dòi.

Sau khi cho vào keo, bạn đậy nắp kín và để ở nơi thoáng mát (hoặc phơi nắng nửa ngày rồi đem vào, để ở nơi thoáng mát cũng được). Sau nửa tháng, bạn có thể bắt đầu dùng (lưu ý cứ vài ngày thì xốc keo rượu 1 lần hoặc nghiêng qua nghiêng lại cho nước đường thấm đều). Để yên tâm hơn thì bạn làm 1 keo nhỏ và cho vào ngăn mát tủ lạnh để đảm bảo không bị dòi nhé!

Si rô táo mèo có mùi thơm ngào ngạt, hấp dẫn khó cưỡng. Còn nhớ lần đầu tiên, mình mở keo rượu trái cây ra, mùi thơm xộc lên mũi, thơm ngọt ngào. Mình không nghĩ rượu trái cây từ táo mèo lại thơm đến vậy (thường thì rượu trái đào lộn hột, rượu nho, rượu trái giác, rượu chùm ruột… cũng thơm nhưng không thơm bằng rượu táo mèo!).

Cách dùng: Với mình thì đây là loại rượu trái cây ngon, dễ uống, có thể đãi bạn bè 1 chung nhỏ (vì rượu táo mèo có dược tính nên chỉ dùng 1 chung nhỏ (ly nhỏ uống rượu) là được). Khi dùng thì bạn pha loãng ra với nước ấm cho dễ uống (vì uống nước đậm đặc quá, ngọt quá thì sẽ hơi gắt cổ và không tốt cho hệ tiêu hóa).

Gợi ý: nếu bạn thích uống lạnh, bạn có thể cho thêm nước đá (cho một ít rượu táo mèo vào ly, cho thêm nước vào cho loãng bớt rồi thêm nước đá và uống).

Táo mèo
Táo mèo tươi

Cách dùng táo mèo làm rượu thuốc

Rượu táo mèo có 2 dạng: rượu trái cây (si rô trái cây, ngâm cùng đường phèn) và rượu thuốc (ngâm cùng rượu).

Với những người thích uống rượu thuốc thì có thể dùng táo mèo ngâm rượu (với dạng này thì nên dùng táo mèo khô, dạng thái lát – sao vàng hạ thổ để ngâm). Như thế thì bình rượu sẽ ngon hơn và có dược tính cao hơn.

Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp không được dùng rượu thuốc như: phụ nữ mang thai và đang cho con bú, người bị gút, người bị bệnh gan, dị ứng rượu, tim mạch…

Bạn có thể xem thêm công dụng của rượu táo mèo và cách ngâm táo mèo với rượu Tại đây.

Táo mèo khô (sơn tra) mua ở đâu?

Hiện tại, chúng tôi có cung cấp táo mèo khô đạt chuẩn (tức vị thuốc “sơn tra”). Bạn có thể dùng làm thuốc hoặc ngâm rượu tùy theo hướng dẫn của thầy thuốc. Bạn muốn mua thì liên hệ số điện thoại bên dưới nhé! Cảm ơn bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0
Hỏi đáp
Nhắn tin
Gọi điện