Thục địa kỵ gì và những tác hại nếu dùng sai cách ( 4)

Thục địa nổi tiếng là vị thuốc giúp bổ thận, đen râu tóc nhưng nếu uống sai cách, nó không chỉ không có tác dụng mà còn làm nặng hơn tình trạng bạc tóc, hãy tham khảo bài viết Thục địa kỵ gì để biết thêm thông tin.

Vì vậy, trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ với các bạn một số lưu ý trong sử dụng và sắc nấu thục địa (cũng như công dụng của nó), bạn nhé!

Về tác dụng dưỡng thận của thục địa

Đây là tác dụng không thể bàn cãi của thục địa. Theo y học cổ truyền, thực phẩm có màu đen thuộc hành Thủy, tương sinh với Thận.

Thục địa kỵ gì
Thục địa kỵ gì

Trong hệ thống cơ thể chúng ta, thận không chỉ đóng vai trò quan trọng trong thanh lọc cơ thể và chuyển hóa nước mà còn chịu trách nhiệm về vai trò sinh sản và bài tiết. Vì vậy, sức khỏe thận cũng gắn liền với tình trạng nội tiết tố và khả năng miễn dịch.

Được biết, thục địa là vị thuốc đại diện trong hệ thống thuốc cổ truyền giúp dưỡng thận âm. Cụ thể, thục địa dưỡng âm ngũ tạng, đặc biệt là dưỡng âm can thận. Thận là nơi cất giữ tinh khí, quản về nguồn sống của con người. Vì vậy, tinh khí ở thận vững chắc thì nội tạng mới khỏe (vì nội tạng cũng giữ được tinh khí).

Do đó, ta thường thấy thục địa trong các thang thuốc điều trị đau lưng, tiểu đêm và di tinh. Với phụ nữ thì nó thường được dùng trong các thang dưỡng huyết, điều trị chảy máu tử cung.

Tác dụng của thục địa
Thục địa

Mặt khác, các nghiên cứu hiện đại cũng cho thấy thục địa chứa các loại axit amin, vitamin và polysaccharid giúp điều hòa lượng đường trong máu, hạ đường huyết và tăng cường khả năng miễn dịch (cũng như chức năng thận).

Thục địa kỵ gì và những tác hại nếu dùng sai cách

Để đạt được hiệu quả cao và tránh các tác dụng phụ không đáng có khi dùng thục địa, bạn nên chú ý một số điểm sau:

  • Không nấu thục địa trong nồi bằng đồng hoặc sắt (vì sẽ khiến thận hư, làm râu tóc bạc thêm) (theo quyển Lôi Công pháo chích luận).
  • Không được dùng cùng hành lá (thông bạch), rau hẹ, tam bạch, phỉ bạch, la bặc (củ cải), bối mẫu, vô di và củ hành… vì chúng kỵ nhau.
  • Theo quyển Y học nhân môn, người đang bị đờm dãi không được dùng thục địa.
  • Theo quyển Bản thảo tòng tân, người suy nhược, khí trệ cần thận trọng khi dùng (không nên dùng).
  • Thục địa có tính hàn nên những người đang bị lạnh bụng, khó tiêu, tiêu chảy, sợ lạnh, cơ địa hư hàn, âm thịnh dương suy… không nên dùng.
  • Người âm hư nội nhiệt, ho do âm hư, chán ăn, khó thở… không được dùng thục địa (theo Bản thảo hối ngôn) (1) (2) (3).

Nên uống bao nhiêu thục địa mỗi ngày?

Thục địa là một vị thuốc và bạn không nên uống hàng ngày. Nếu bạn dùng thục địa để nấu nước sâm thì mỗi tuần, bạn cũng chỉ nên uống 2 hoặc 3 lần.

Mặt khác, khi bạn bị bệnh, bạn cần dùng đúng liều chỉ định của thầy thuốc, thông thường là dao động từ 10 – 30 g mỗi ngày, nấu lấy nước uống (nấu trong nồi đất hoặc nồi thủy tinh).

Tác dụng của thục địa
Thục địa – vị thuốc quen thuộc trong y học cổ truyền

Trên thực tế, thục địa ít khi được dùng một mình mà thường được dùng kết hợp với các vị thuốc khác để tăng cường hiệu quả điều trị.

Sau khi khỏi bệnh, bạn nên ngưng vì thục địa là vị thuốc âm tính, dùng lâu ngày có thể gây ứ trệ, ảnh hưởng đến khí huyết trong cơ thể cũng như ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và sức khỏe tổng thể.

Nói tóm lại, thục địa là một vị thuốc có giá trị và vì nó là thuốc nên chúng ta cần lưu ý khi dùng, không được lạm dụng (4).

Tác dụng của thục địa và giá thục địa

Công dụng chủ đạo của thục địa là:

  • Bổ âm, bổ máu huyết, bổ tinh khí, bổ gan và bổ thận.
  • Điều trị tiểu đường.
  • Điều trị hen suyễn.

Về cách dùng và liều dùng cụ thể, bạn có thể xem tại bài viết sau: Sinh địa và thục địa

Ngoài ra, thục địa còn được dùng làm nguyên liệu nấu nước sâm giải khát, thanh lọc cơ thể (nấu cùng la hán quả, lá dứa thơm, hoa cúc, rong biển…).

Giá bán thục địa, thục địa ở đâu bán?

Hiện tại, giá thục địa dao động từ 300 – 400 ngàn/ kg. Hiện chúng tôi cũng có bán thục địa, được đồ chế theo đúng quy trình, tạo ra sản phẩm thục địa với màu đen huyền, dược chất cao.

Theo đánh giá từ người dùng thì khi dùng thục địa của chúng tôi nấu nước sâm; nước sâm có màu đen trong chứ không đục như các chỗ khác. Nước sâm cũng ngon hơn hẳn. Giá bán lẻ của chúng tôi hiện tại là 390 ngàn/ kg.

Chúng tôi có giao hàng toàn quốc, bạn có nhu cầu đặt mua thì liên hệ chúng tôi qua số điện thoại bên dưới nhé! Cảm ơn bạn.

  1. 熟地, https://www.seeinherb.com/1825/, ngày truy cập: 16/ 09/ 2022[]
  2. 熟地黄, http://cht.a-hospital.com/w/%E7%86%9F%E5%9C%B0%E9%BB%84, ngày truy cập: 16/ 09/ 2022[]
  3. Địa hoàng, https://caythuoc.org/cay-dia-hoang.html, ngày truy cập: 17/ 09/ 2022[]
  4. 熟地http://www.51xingjy.com/36860.html, ngày truy cập: 16/ 09/ 2022[]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

4 những suy nghĩ trên “Thục địa kỵ gì và những tác hại nếu dùng sai cách ( 4)

    • Caythuoc.org nói:

      Chào bạn.
      Thục địa là một vị thuốc tốt cho gan và thận, không biết bạn đang mắc chứng bệnh gì cụ thể, có thể thông tin thêm để nhà thuốc tư vấn chính xác cho bạn.
      Liều lượng dùng thục địa từ 10g – 30g tuỳ từng trường hợp và tình trạng sức khoẻ của từng người mà điều chỉnh liều lượng bạn nhé.
      Lưu ý thêm với bạn, trước khi sử dụng bất kỳ liệu pháp thảo dược nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc liên hệ trực tiếp Trung tâm cây thuốc quý Hòa Bình qua hotline 0978784411 để được tư vấn và đảm bảo rằng liệu pháp đó phù hợp với tình trạng sức khỏe của người dùng và không gây ra tác dụng phụ hoặc tương tác với thuốc đang dùng.

    • Caythuoc.org nói:

      Chào bạn, như đã giới thiệu ở bài viết thục địa không kỵ với đinh lăng và khúc khắc nên bạn có dùng ngâm chung được bình thường. Hãy lưu ý những trường hợp không dùng được thục địa như đã thông tin ở bài viết bạn nhé.

4
Hỏi đáp
Nhắn tin
Gọi điện