Tác dụng của quả vải đối với sức khỏe và sắc đẹp

Quả vải không chỉ được ăn tươi mà còn được chế biến thành nhiều món ăn tráng miệng và giải khát rất tuyệt vời.

Nếu đã từng thưởng thức qua món trà vải giữa cái nắng hè gay gắt, ắt hẳn bạn sẽ không quên được cái hương vị ngọt ngào và mùi thơm đặc trưng của nó.

Còn món thạch quả vải ướp lạnh thì lại càng ngon. Chè vải hạt sen thì vừa ngon vừa bổ.

Mặc dù mùa vải thiều khá ngắn nhưng ngày nay, người ta đã cho ra đời vải tươi đóng hộp và vải sấy khô để đáp ứng nhu cầu của người thưởng thức những lúc trái mùa.

Tác dụng của quả vải
Vải thiều

Rau câu trái vải

Chắc bạn cũng từng một lần nghe qua, lệ chi là loại quả được Dương Quý Phi – một trong tứ đại mỹ nhân của Trung Quốc – rất yêu thích. Quả vải thực sự rất ngon, rất ngọt nhưng có một điều ai cũng biết là ăn vải nhiều sẽ gây nóng trong người và có thể dẫn đến nổi mụn. Vậy tại sao Dương Quý Phi lại yêu thích vải đến vậy?

Vâng, quả vải chỉ gây nóng khi bạn ăn với lượng quá nhiều, còn nếu dùng với một lượng thích hợp thì quả vải sẽ mang đến rất nhiều tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe.

Đặc biệt ở một vài quốc gia, quả vải còn được mệnh danh là “thần dược” của sắc đẹp đấy.

Tác dụng của quả vải đối với sắc đẹp

Giúp giảm cân: Ắt hẳn bạn sẽ thắc mắc rằng, quả vải ngọt như vậy thì lượng đường sẽ cao, làm sao có thể giúp giảm cân được! Nhưng bạn biết không, vải tuy ngọt nhưng đường trong vải là đường tự nhiên, vả lại, trong 100 g vải chỉ có 66 calo, lượng calo rất thấp. Bên cạnh đó, quả vải mọng nước, giàu chất xơ và hàm lượng chất béo thì rất rất thấp. Cho nên, nếu bạn dùng một lượng thích hợp thì đây chính là loại quả giúp giảm cân tuyệt vời.

Công dụng của quả vải

Vải giúp da căng bóng mịn màng: Quả vải chứa thiamin, niacin và đồng có tác dụng hỗ trợ quá trình trao đổi protein và các chất béo trong cơ thể giúp da phục hồi nhanh bởi những tổn thương cho làn da khỏe mạnh, săn chắc hơn.

Chống lão hóa: Trong vải thiều có chứa một lượng lớn vitamin C và vitamin E cũng như các chất chống oxy hóa có tác dụng bảo vệ làn da trước tia UVA, giúp giảm nám và tàng nhang trên da, duy trì độ đàn hồi cho da.

Vì vậy, bạn có thể kết hợp ăn một lượng vừa phải quả vải, tốt nhất là 5 đến 10 quả đối với người lớn và 3 đến 4 quả đối với trẻ nhỏ. Ngoài ra, có thể xay nhuyễn cùi vải để làm mặt nạ hoặc kết hợp cùng một số loại quả khác như chuối… để mang đến hiệu quả tốt hơn nhé!

Nuôi dưỡng tóc khỏe mạnh: Trong vải có chứa những hợp chất giúp chân tóc chắc khỏe, giảm gãy rụng, nuôi dưỡng nang tóc, giúp kích thích mọc tóc, đồng thời cũng là giải pháp tuyệt vời chống bạc tóc. Ngoài ra, vải rất giàu vitamin C, giúp suối tóc của bạn óng ả và suôn mượt hơn.

Điều quan trọng là: để chăm sóc tóc hiệu quả, chúng ta không chỉ cần những giải pháp tác động từ bên ngoài mà còn cần một chế độ dinh dưỡng hợp lý để nuôi dưỡng tóc từ ngay bên trong. Đây mới là giải pháp lâu dài cho một mái tóc óng mượt. Vì vậy, sử dụng quả vải một cách hợp lý cũng là cách giúp bạn bổ sung dưỡng chất cần thiết cho mái tóc. Bên cạnh đó, bạn cũng cần bảo vệ tóc trước các tác nhân gây hại từ bên ngoài.

Thịt quả vải
Thịt quả vải

Mặt nạ cho tóc từ quả vải: bạn đem 100 g nha đam gọt vỏ thật kỹ (tham khảo thêm các bài viết về nha đam để đảm bảo xử lý tốt nhất nhé), sau đó đem xay nhuyễn rồi trộn cùng với nước ép của 8 quả vải, sau đó bôi lên tóc, massage nhẹ nhàng rồi để ủ trong vòng 30 đến 45 phút thì xả sạch với nước.

Ghi chú: Nếu da đầu bạn không phù hợp với gel nha đam tươi thì bạn chỉ cần lấy 10 quả vải, tách lấy cùi rồi đem đi xay nhuyễn, sau đó cho hỗn hợp này lên tóc sau khi gội đầu (thay thế cho dầu xả, ủ tóc khoảng 15 đến 20 phút rồi xả lại tóc bằng nước sạch).

Quả vải tốt cho tim mạch

Quả vải tốt cho tim mạch vì có thể hỗ trợ bình ổn huyết áp và nhịp tim. Không chỉ vậy, vải còn chứa nhiều vitamin C và các chất chống oxy hóa giúp cải thiện hệ miễn dịch và ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch.

Vì vậy, bạn chỉ cần ăn một vài trái vải mỗi ngày hoặc uống một ly nhỏ nước ép vải thì sẽ giúp nhịp tim của bạn bình ổn.

Lưu ý:

  • Phụ nữ mang thai không nên ăn quá 3 trái vải (vì ăn nhiều sẽ gây nóng trong người, tăng đường huyết, ảnh hưởng đến mẹ và bé).
  • Người tiểu đường nên cân nhắc khi dùng vải vì lượng đường trong vải khá cao.
  • Không nên ăn quả vải lúc đói vì sẽ dễ dẫn đến tình trạng “say vải” khiến cơ thể mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn.
  • Phụ nữ mới sinh không nên ăn vải vì có thể bị nhiễm khuẩn.
  • Phụ nữ trước và trong thời kỳ kinh nguyệt cần hạn chế vì ăn vải nhiều sẽ gây sinh nhiệt, nóng trong người, khó chịu bứt rứt.

Thông tin thêm

Quả vải (hay còn gọi là quả lệ chi), là loại quả được trồng nhiều ở các tỉnh vùng núi phía Bắc nước ta.

Xét về độ ngọt, ta có thể cơ bản chia vải thành ba loại:

  • Một là vải tu hú, vải này vị khá chua, thường chín sớm nhất trong các loại vải (cuối tháng 4 đầu tháng 5).
  • Hai là vải nhỡ, vải này có vị chua chua ngọt ngọt thường chín muộn hơn vải tu hú nhưng sơm hơn vải thiều.
  • Ba là giống vải thiều, đây là giống vải nhiều triển vọng nhất vì quả nó vỏ mỏng, cùi dày, hạt nhỏ và rất ngọt ngon. Ngoài ba giống cơ bản trên thì ngày này người ta cũng đã lai tạo ra rất nhiều giống mới. Trong phạm vi bài viết hôm nay, tác giả chỉ đề cập đến vải thiều.

Xem thêm: Công dụng của hạt vải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0
Hỏi đáp
Nhắn tin
Gọi điện