Tác dụng của lăn kim – trải nghiệm cá nhân

Có lẽ bạn đã ít nhất một lần nghe nói đến lăn kim, tuy nhiên, bạn có thể sẽ phân vân, không biết lăn kim có hiệu quả thật không và nó hiệu quả trong các trường hợp nào, cơ chế hoạt động của nó là gì?

Đặc biệt, lăn kim có trị sẹo rỗ được không, có trị mụn không và có giúp thu nhỏ lỗ chân lông không?

Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ những trải nghiệm của mình về tác dụng thực sự của lăn kim, bạn nhé!

Lăn kim có giúp thu nhỏ lỗ chân lông và trị sẹo không?

Tác dụng chủ yếu của lăn kim là tạo tổn thương giả để kích hoạt cơ chế bảo vệ của da, giống như khi chúng ta bị cảm nhiễm virus, cơ thể sẽ “vùng dậy”, bật chế độ “tự bảo vệ” bằng cách sốt, ho, sổ mũi… để thông báo cho chúng ta biết, để chúng ta uống thuốc, đồng thời, cơ thể cũng có cơ chế tự phục hồi. Nói nôm na, đó là một cuộc đấu tranh của sức đề kháng trong cơ thể đối với vi khuẩn.

Lăn kim cũng tương tự như vậy. Khi da bị tổn thương, nó sẽ bật dậy chế độ “tự bảo vệ” ằng cách sản sinh nhiều collagen hơn để lấp đầy chỗ bị tổn thương đó.

Lăn kim
Lăn kim – một trong những phương pháp da liễu phổ biến hiện nay

Vì vậy, sau khi lăn kim, điều quan trọng là bạn cần dùng thêm các loại kem trị sẹo rỗ (loại cao cấp được giới thiệu bên các Spa) để kích thích vùng da chỗ đó hoạt động tốt hơn, làm tăng sinh collagen và các mô. Hiểu nôm na là sau khi thoa kem trị sẹo lên, da thịt chỗ bị tổn thương sẽ được sinh ra nhiều hơn.

Mỗi đầu lăn kim có tầm 200 mũi vi kim, khi lăn qua lăn lại đúng cách sẽ tạo rất nhiều tổn thương nhỏ trên bề mặt da. Vì vậy, sau khi dùng kem hỗ trợ thì da sẽ được đầy thêm, chặt thêm và các lỗ chân lông cũng bị da đẩy cho nhỏ lại.

Bạn có thể hình dung nó như thế này: Bạn có một cái thùng giấy, bên trong đựng một số thùng giấy nhỏ hơn nên khi di chuyển, vì có một số kẽ hở nên nó sẽ phát ra tiếng xục xặc, lúc lắc bên trong. Để không còn nghe tiếng xục xặc bên trong thì bạn phải thu nhỏ các kẽ hở này, để bên trong thùng khít chặt hơn, không còn các kẽ hở lớn nữa. Lúc này, có phải bạn sẽ kiếm thêm giấy để chêm vào không?

Cơ chế dùng lăn kim tạo tổn thương cho da cũng tương tự như vậy, cũng “chêm” thêm vào da thịt cho da thịt dẻ chắc hơn, nhưng cơ chế của nó là tại vùng da lỏng lẻo đó, da thịt mới sẽ được sinh ra và hợp nhất với da thịt cũ, giúp làn da của chúng ta được “chêm” tự nhiên hơn và đẩy các lỗ chân lông nhỏ lại.

Ngoài ra, việc tạo các tổn thương giả đúng cách còn giúp da chúng ta “bật” cơ chế hoạt động và trẻ hóa, giúp da đẹp hơn.

Tác dụng của lăn kim
Lăn kim

Lưu ý khi lăn kim

  • Cần thoa thuốc tê trước khi lăn kim.
  • Không được lạm dụng lăn kim quá nhiều lần vì sẽ làm da yếu, rối loạn cơ chế.
  • Không lăn kim trong nhu

Với sẹo lõm (sẹo rỗ)

Đối với sẹo rỗ thì đây là tình trạng da chúng ta bị mất một phần thịt. Trong khi đó, khi lăn kim, da sẽ sinh ra da thịt tự nhiên nên sẽ hỗ trợ quá trình trị sẹo.
Cụ thể, nó kích thích cơ thể tăng sinh collagen để da khít hơn, săn chắc hơn, căng hơn. Vì vậy, nó giúp các nốt sẹo trông bớt sâu hơn.
Mặt khác, khi các mũi kim lăn trên bề mặt nốt sẹo thì nó cũng kích thích vùng da chỗ đó sản sinh collagen, đồng thời, những tổn thương do đầu kim tạo ra (tại nốt sẹo) sẽ như một kênh dẫn cho thuốc thấm vào. Giống như bạn đóng một cái cọc xuống đất rồi rút ra thì sẽ có một lỗ cho nước chảy xuống lòng đất dễ dàng hơn. Hiển nhiên, cơ chế xảy ra trên da tinh tế hơn và nhỏ hơn rất nhiều lần.

Lúc này, chúng ta kết hợp thêm phương pháp mài sẹo (hoặc các phương pháp khác tạo tổn thương trên bề mặt nốt sẹo), nghĩa là bề mặt nốt sẹo sẽ bị tổn thương và mất lớp da trên cùng (gây chảy máu). Lúc này, bề mặt da chỗ bị sẹo sẽ hở và khi chúng ta thoa kem trị sẹo loại tốt lên thì nó sẽ sinh ra nhiều da hơn ngay tại bề mặt đó, kết hợp với sự tăng sinh collagen từ trong nền da do lăn kim. Khi đó, nốt sẹo của chúng ta sẽ đầy lên dần, cạn dần và nhỏ dần.

Thường thì trên mạng hay bảo lăn kim trị được sẹo rỗ nhưng nó chỉ có hiệu quả tương đối với các nốt sẹo cực nhỏ. Còn với các nốt sẹo to và sâu thì nó chỉ có tác dụng hỗ trợ thôi. Quan trọng vẫn là tạo tổn thương giả trên ngay bề mặt nốt sẹo để da chỗ đó sinh ra nhiều hơn, đầy lên dần dần.

Lưu ý không thể bỏ qua

Điều quan trọng bạn cần lưu ý để việc trị sẹo rỗ mang lại hiệu quả là:

  • Bạn cần dùng loại kem trị sẹo tốt, có tác dụng mạnh, giúp tăng sinh các tế bào da nhanh và nhiều (nên hỏi các Spa hoặc bác sĩ da liễu để được giới thiệu loại tốt). Nếu dùng các loại kem trị sẹo thông thường thì sẽ không mang lại kết quả như mong muốn, thậm chí, nếu không khéo, cơ thể thiếu hụt collagen mà còn ăn nhầm các thực phẩm gây lở loét vùng da bị tổn thương thì nốt sẹo (đã bị tổn thương) lại càng to hơn, sâu hơn.
  • Trong quá trình điều trị, bạn nên ăn nhiều rau củ quả để hỗ trợ cơ thể sản sinh da nhiều hơn, hiệu quả hơn.
  • Có một số loại da khi áp dụng lăn kim + tạo tổn thương giả + kem trị sẹo… vẫn không thấy hiệu quả. Lúc này, cần xem xét tình trạng da để đưa ra phương pháp phù hợp, tránh làm tổn thương da nặng hơn. Ví dụ, như trường hợp của mình thì cần thực hiện thêm phương pháp lấy bã nhờn trên da kết hợp đắp mặt nạ CO2, sau đó mới mài sẹo, lăm kim, thoa kem trị sẹo… thì nốt sẹo mới đầy lên rõ rệt.

Lăn kim có giúp hết mụn không?

Theo kinh nghiệm cá nhân của mình và một số chị em khác thì lăn kim không giúp bạn hết mụn. Thậm chí, nếu bạn bị mụn viêm, mụn trứng cá… thì sau khi lăn kim, mụn lại càng nhiều hơn (vì nó làm lây lan các vi khuẩn gây mụn và làm tổn thương bề mặt mụn).

Tác dụng phụ của lăn kim

Với một số loại da mẫn cảm thì có thể sẽ bị các tác dụng phụ như:

  • Đỏ da, sưng phù.
  • Bầm da, bong tróc da.
  • Chảy máu nếu lăn quá sâu.
  • Nhiễm trùng.

Người nào không được lăn kim?

  • Người đang trong kỳ kinh nguyệt.
  • Người bị máu khó đông, tiểu đường.
  • Người bị rối loạn đông xơ cứng bì.
  • Người bị bệnh có liên quan đến collagen.

Cuối cùng, bạn nên đến Spa, Viện thậm mỹ hoặc bệnh viện da liễu để lăn kim vì kim lăn ở đó khác loại bạn tự mua. Hơn nữa, người có chuyên môn sẽ biết cách lăn, lực lăn và hướng lăn sao cho hiệu quả (lăn quá mạnh, quá nhẹ hay không đều tay… đều làm giảm hiệu quả của phương pháp này).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0
Hỏi đáp
Nhắn tin
Gọi điện