Hạt đậu nành có làm suy giảm sinh lý nam giới không ?

Có một thời, bạn bè mình rất hay đùa nhau bằng lời bài ca Bán sữa đậu nành: “Ngày xưa anh bán sữa đậu nành. Ngày xưa anh chạy chiếc xe màu xanh…“.

Thế rồi, như vô tình, trong tiềm thức chúng mình đều tin rằng nam giới uống nhiều sữa đậu nành là sẽ bị chuyển dần thành “bánh bèo”. Tuy nhiên không phải như vậy.

Tác dụng của đậu nành có làm giảm sinh lý nam không?

Đậu nành không gây ảnh hưởng tiêu cực đối với sinh lý nam giới bởi hoạt chất trong đậu nành không phải là estrogen (mà chỉ là dạng tương tự).

Trên thực tế, đậu nành không làm nam giới bớt mạnh mẽ đi, cũng không làm yếu sinh lý mà ngược lại, nó còn có ít nhất hai tác dụng đáng ghi nhận, đó là ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt và giúp tạo hình cho cơ, gân và xương của cơ thể phái mạnh.

Vài nét về đậu nành

Đậu nành có tên khoa học là Glycine max, thuộc họ Đậu và còn được gọi là đậu tương. Có thể thấy, khi nói về chất đạm của các loại đậu thì hạt đậu nành luôn chiếm thế thượng phong. Với hạt đậu nành, bạn có thể rang giòn, nấu sữa, làm đậu phụ miếng, đậu phụ nóng, làm tương, làm chao hoặc làm bột đậu nành…

tác dụng của bột đậu nành
Bột đậu nành

Không chỉ là nguồn cung cấp dinh dưỡng an toàn và tuyệt vời, hạt đậu nành còn nổi tiếng với tác dụng làm tăng vòng 1 của phụ nữ, qua hai dạng bổ sung thường thấy là sữa đậu nành từ hạt và sữa đậu nành từ mầm hạt.

Tác dụng của đậu nành với sức khỏe

Đậu nành có chứa nhiều đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất nên thường được dùng để bồi bổ. Đáng chú ý, đậu nành là loại hạt cung cấp năng lượng tuyệt vời cho trẻ em và người yếu sức sau cơn bệnh (100 g hạt đậu nành cung cấp đến 446 kcal). Trong y học, tác dụng của đậu nành được biết đến với những công dụng như:

  • Giúp dễ ngủ hơn.
  • Giúp giảm nguy cơ bị xơ cứng động mạch.
  • Ngăn ngừa và làm giảm táo bón.
  • Tốt cho người bị cao huyết áp.
  • Giúp hạ mỡ máu và đề phòng béo phì.
  • Phòng ngừa bệnh gan và giảm nguy cơ bị bệnh mạch vành tim.
  • Làm giảm sự hấp thu đường và ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
  • Có lợi cho sự tái tạo tế bào và sự phát triển của hệ thần kinh.
  • Tốt cho người bị gút, thấp khớp và những người lao động quá sức.
  • Bồi bổ cho những người làm việc trí óc.
  • Làm giảm các biểu hiện khó chịu ở phụ nữ tiền mãn kinh như bốc hỏa, khó chịu…

Cách dùng: mỗi ngày dùng từ 10 – 30 g đậu nành dưới dạng sữa, bột, hoặc dưới dạng thức ăn như đậu phụ…

Trong làm đẹp, đậu nành cũng được biết đến với tác dụng giảm cân thông qua cơ chế ngăn cản sự hấp thu chất béo và thúc đẩy quá trình phân giải chất béo. Hơn nữa, chất xơ trong đậu nành còn giúp ngăn chặn và làm giảm tình trạng béo phì (2) (3) (4).

tác dụng của đậu nành
Hạt đậu nành

Một số bài thuốc có dùng hạt đậu nành

  • Điều trị mụn nhọt: Khi bị nổi mụn nhọt, bạn có thể dùng nhiều loại đậu để giúp các nhọt này xẹp xuống như đậu xanh, đậu đỏ, đậu nành. Với đậu nành, bạn có thể giã nát cùng với phèn chua rồi nhiễu vào một chút nước cho sệt, sau đó bôi lên mụn nhọt.
  • Điều trị thiếu máu do cơ thể thiếu chất Sắt: Trong hạt đậu nành có chứa một lượng Sắt cao (15.70 mg/ 100 g hạt). Vì vậy, đậu nành được xem là loại thực phẩm bồi bổ cơ thể quan trọng, nhất là với các bệnh do thiếu chất Sắt. Cách dùng như sau: lấy 100 g đậu nành cho vào nồi nấu, khi thấy đậu gần chín thì cho thêm 100 gan lợn vào (đã rửa sạch và thái mỏng), đợi gan lợn chín thì tắt bếp (mỗi ngày ăn 2 lần và ăn liên tục 30 ngày như vậy).
  • Điều trị đau nhức lưng: Lấy khoảng 60 g hạt đậu nành nấu cùng 30 ml rượu trắng và một lượng nước vừa đủ, khi thấy đậu chín, ra chất thuốc thì chắt lấy nước uống.
  • Điều trị tiêu chảy và táo bón: Theo y học cổ truyền, có thể lấy hạt đậu nành, cán vỡ đôi, đãi lấy vỏ rồi đun lấy nước uống sẽ giúp điều trị táo bón. Mặt khác, nếu lấy vỏ đậu nành đốt cháy ra than và uống bằng nước ấm thì có thể điều trị tiêu chảy (2) (3) (4).

Tham khảo: Mầm đậu nành tăng kích thước vòng một, duy trì ham muốn tình dục cho phụ nữ

Lưu ý khi dùng đậu nành

  • Lựa chọn: Nên dùng loại đậu nành truyền thống, chưa qua biến đổi gen.
  • Với sữa đậu nành: Không nên uống sữa đậu nành lúc bụng đói và cũng không nên uống quá nhiều, nhất là trẻ nhỏ. Mỗi ngày, mỗi người trưởng thành không nên uống quá 500 ml sữa và cần lưu ý đậu nành phải được nấu chín hoàn toàn (để tránh đau bụng đi ngoài và các tác dụng phụ khác).
  • Với đậu phụ: Người dùng nên chọn chỗ mua uy tín vì nhiều người thường dùng chất tẩy trắng cho miếng đậu phụ trắng đẹp hơn (rất hay gặp ở chợ). Ngoài ra, không nên dùng đậu phụ đã ôi thiu hoặc tự để lên mốc nhằm làm theo kiểu “đậu phụ thối”.
  • Trong kết hợp: Không nên uống thuốc hay ăn trái cây họ Cam quýt cùng lúc với sữa đậu nành.

Tham khảo: Đậu đen thanh nhiệt, lợi tiểu và điều trị gan thận hư yếu

Nguồn tham khảo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0
Hỏi đáp
Nhắn tin
Gọi điện