Sâm cau kỵ gì ?

Sâm cau kỵ gì

Thời điểm từ tháng 8 đến tháng 12 hàng năm đang là mùa thu hoạch sâm cau đen (Tiên mao), đây là thời điểm tiên mao có chất lượng tốt nhất, sử dụng tiên mao thời điểm này sẽ cho dược tính rất cao. Tuy nhiên bạn đã biết sâm cau kỵ gì chưa, hãy tham khảo bài viết để cùng caythuoc.org biết kinh nghiệm quý này nhé.

Sâm cau đen, sâm cau đỏ là gì ?

Sâm cau đen có tên khoa học là Curculigo orchioides gaertn, đây là một loài cây thân thảo mọc thấp dưới mặt đất như dạng cây cỏ. Thân cây chìm dưới mặt đất, phình to gọi là củ sâm và đây cũng chính là bộ phận được sử dụng làm thuốc của tiên mao.

Sâm cau đỏ loại cây thân thảo có kích thước cao lớn hơn nhiều, cây có thể cao tới 2 mét, rễ cây có màu đỏ. Sâm cau đỏ cũng được dân gian sử dụng làm thuốc bồi bổ và dùng ngâm rượu.

Sâm cau kỵ gì ?

Có tới 90% người dùng sâm cau để ngâm rượu, tuy nhiên ít người biết sâm cau nếu không ngâm đúng cách có thể khiến sâm cau kỵ với các loại thảo dược ngâm cùng, từ đó có thể làm giảm đi hiệu quả của vị thuốc, thậm chí gây độc. Dưới đây là một số thảo dược có thể kỵ với sâm cau, người dùng cần lưu ý:

1. Sâm cau kỵ quế

Dân gian cho rằng sâm cau đen có tính ấm, với công dụng chính là bổ dương do khí lạnh. Trong khi đó quế có tính đại nhiệt, theo dân gian việc kết hợp hai vị thuốc có tính ấm và tính đại nhiệt như vậy là không nên, bởi điều này có thể khiến thang thuốc biến chất, giảm đi hiệu quả bổ dương hoặc không hiệu quả.

Sâm cau kỵ với quế
Quế rành

Việc gia giảm các vị thuốc trong đông y sao cho phù hợp với thể trạng, cơ địa của từng người là vô cùng quan trọng. Vì vậy, quá trình tư vấn và cắt thuốc nhà thuốc luôn lưu ý người dùng không nên tự ý sử dụng, trước khi sử dụng bất cứ liệu pháp nào người dùng cần liên hệ trực tiếp các lương y để được tư vấn liều dùng, cách dùng phù hợp với thể trạng của mình để bảo đảm hiệu quả và an toàn.

2. Sâm cau kỵ với tam thất bắc

Tam thất bắc cũng là một vị thuốc có tính nhiệt, kinh nghiệm dân gian cho rằng sâm cau đen không nên ngâm cùng với các vị thuốc có tính nóng. Vì vậy hãy lưu ý khi sử dụng bạn nhé.

Sâm cau có thể kỵ với tam thất bắc
Sâm cau có thể kỵ với tam thất bắc

3. Sâm cau kỵ hành tỏi

Do kỵ với các vị thuốc có tính nóng, nên vì vậy khi dùng rượu sâm cau các bạn lưu ý hạn chế ăn hành tỏi nhất là hành tỏi sống (Đây là điều mà nhiều anh em thường mắc phải, bởi trong các mâm cơm thường không thể thiếu được hành tỏi sống, đặc biệt là vào mùa lạnh). Bạn có thể khắc phục bằng cách ăn chín, khi được nấu chín hành tỏi sẽ giảm bớt đi tính nóng.

Hạ đường huyết với tỏi
Sâm cau có thể kỵ với hành tỏi

Một số lưu ý khi dùng rượu sâm cau

Sâm cau đen là một loại thảo dược trong y học cổ truyền có tiềm năng hỗ trợ cho sức khỏe nam giới, đặc biệt là về sức mạnh tình dục và chức năng thận. Tuy nhiên, việc sử dụng sâm cau đen ngâm rượu cần tuân theo một số lưu ý:

  1. Chọn sâm cau tốt: Chọn loại sâm cau chất lượng, được mua từ nguồn tin cậy để đảm bảo hiệu quả và an toàn. Với sâm cau đỏ, loại này dễ bị hư hơn sâm cau đen, bạn cần lưu ý chỉ mua sâm cau đỏ tươi mới được thu hái từ rừng về, không mua sâm đỏ đã có hiện tượng mủn, nhũn hoặc có mùi lạ, không mua ở những địa chỉ không rõ nguồn gốc để bảo đảm an toàn.

    Không nên lấy những củ sâm cau đỏ đã bị đổi màu ở 2 đầu
    Không nên lấy những củ sâm cau đỏ đã bị đổi màu ở 2 đầu, hoặc có mùi lạ mùi khó chịu
  2. Vệ sinh và sạch sẽ: Trước khi ngâm, bạn cần rửa sạch sâm cau để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất, ngâm nước vo gạo sau 1 đem theo hướng dẫn để loại bỏ độc tố. Ngoài ra bạn cũng cần lưu ý đảm bảo bình và dụng cụ ngâm rượu cũng được vệ sinh sạch sẽ.

  3. Lựa chọn rượu: Sử dụng loại rượu chất lượng khoảng 35-40 độ (nên dùng loại rượu gạo quê được nấu ở những địa chỉ uy tín lâu năm), không tạo ra các hợp chất độc hại khi ngâm.

  4. Thời gian ngâm: Thời gian ngâm tùy thuộc vào mục đích sử dụng và hướng dẫn cụ thể từ những nguồn tin cậy. Thông thường, ngâm từ 3-4 tuần là thời gian phổ biến nhất.

  5. Liều lượng sử dụng: Việc sử dụng rượu ngâm sâm cau cần tuân thủ theo liều lượng và hướng dẫn của chuyên gia. Việc sử dụng quá mức có thể gây ra tác động không mong muốn hoặc thậm chí gây hại cho sức khoẻ. Theo kinh nghiệm dân gian, để sử dụng rượu sâm cau giúp bổ dương hiệu quả, mỗi bữa bạn chỉ nên dùng từ 1-2 lý rượu nhỏ trong mỗi bữa ăn.

  6. Tác dụng phụ và tương tác: Bạn cần biết về tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng sâm cau và có thể tương tác với các loại thuốc khác bạn đang dùng. Điều này quan trọng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bạn. Tham khảo thêm bài viết: Tác hại của sâm cau là gì ?

Tóm lại:

Sử dụng sâm cau ngâm rượu bạn cần lưu ý, sâm cau có tính ấm, thường kỵ với một số loại thảo dược có tính nóng vì vậy khi ngâm rượu hay sử dụng rượu sâm cau bạn nên hạn chế dùng chung hay ngâm chung với các dược liệu có tính nóng bạn nhé. Ngoài ra, hãy luôn nhớ, liên hệ với các lương y để được tư vấn liều dùng, cách dùng phù hợp với thể trạng của bạn và bảo đảm hiệu quả, an toàn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0
Hỏi đáp
Nhắn tin
Gọi điện