Sâm cau đỏ và sâm cau đen loại nào tốt hơn ?

Sâm cau đỏ có tôt không

Sâm cau hay tiên mao – vị thuốc bổ thận tráng dương đầu bảng của Việt Nam được rất nhiều anh em tin dùng trong thời gian qua. Hiện nay có 2 loại sâm cau là sâm cau đỏ và sâm cau đen, vậy sâm cau đỏ và sâm cau đen loại nào tốt hơn là câu hỏi hiện còn nhiều anh em chưa có lời giải.

Sâm cau đen là gì ?

Sâm cau đen hay còn được dân gian gọi là tiên mao (Loại cây thân thảo, mọc sát đất có lá giống lá cau, củ giống củ sâm bởi vậy được dân gian gọi là sâm cau). Tiên mao được mô tả trong hầu hết các tài liệu cổ về y dược học cổ truyền:

  • Trong cuốn sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” khi viết về cây sâm cau đen GS Đỗ Tất Lợi có mô tả: Tiên mao là dạng cây cỏ có thể cao tới 40cm, có lá giống với lá cau, hoa màu vàng (1). Mô tả này trùng khớp với vị thuốc sâm cau đen hiện đang được cung cấp tại shop caythuoc.org.
  • Cũng tại cuốn sách khá nổi tiếng khác là “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập 1” các tác giả cũng có mô tả tương tự.
  • Hai tài liệu trên cũng đều ghi nhận công dụng bổ thận, cường dương của sâm cau đen. Đặc biệt trong bài thuốc nam điều trị phong thấp, liệt dương được GS Đỗ Tất Lợi ghi chép có dùng độc vị sâm cau đen ngâm rượu để sử dụng trong các bữa ăn chính.

Vậy có thể khẳng định được rằng: Sâm cau đen chính là sâm cau, vị thuốc mà từ trước đến giờ chúng ta thường tranh luận về sâm cau đỏ và sâm cau đen đâu mới là loại sâm chính hiệu.

Sâm cau đen - tiên mao
Sâm cau đen – tiên mao

Sâm cau đỏ là gì ?

Sâm cau đỏ là rễ của một loại cây thân thảo, thời gian gần đây nhiều người tranh luận gay gắt liệu sâm cau đỏ có tác dụng bồi bổ không và có phải là sâm cau chuẩn hay không.

Tìm kiếm trong các tài liệu y học dân gian, tại cuốn sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” chúng tôi không tìm thấy thông tin. Khi tìm sang cuốn “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập 1” đã xác định được thông tin về vị thuốc này.

Sâm cau đỏ mà chúng ta thường gọi thực chất là cây bồng bồng hay còn gọi là hồng sâm, được mô tả là dạng cây thân thảo, có thể cao tới 2m, rễ có màu hồng, lá hình dài, dài hình mũi mác, hoa màu vàng, quả hình cầu khi chín màu đỏ mọng. Tên gọi bồng bồng có sự trùng lặp với cây lá hen cũng có chung tên gọi bồng bồng. Cũng vì lý do đó mà bài viết “Sâm cau đỏ có phải cây bồng bồng không” caythuoc.org đã phản bác thông tin này.

Công dụng của sâm cau đỏ:

Được biết rễ sâm cau đỏ không độc, được sử dụng như một vị thuốc điều trị chứng kiết lỵ (đi cầu ra máu). Thân và lá sâm cau đỏ cần thận trọng khi dùng vì có một lượng độc tính nhất định (2). Chúng tôi không thấy thông tin nào ghi nhận hiệu quả bồi bổ củ vị thuốc này, ngoài tên gọi khác là hồng sâm, cũng không rõ là tên gọi này có liên quan gì tới công dụng bồi bổ hay không.

Cây bồng bồng hay sâm cau đỏ
Cây bồng bồng hay sâm cau đỏ

Sâm cau đỏ và sâm cau đen loại nào tốt hơn ?

Qua hai so sánh trên ta có thể khẳng định được rằng sâm cau đen tốt hơn sâm cau đỏ, và sâm cau đen mới là sâm cau chính hiệu, mới là vị thuốc bổ thận, tráng dương, điều trị yếu sinh lý – công dụng mà sâm cau đỏ không có.

Qua bài viết này quý độc giả cũng cho caythuoc.org nhận lỗi vì đã có thời điểm đăng tin chưa chính xác về sâm cau, caythuoc.org sẽ sớm cập nhật bài viết sao cho chính xác nhất, để đem đến cho bạn đọc những thông tin khách quan nhất về các loại thảo dược dân gian. Rất mong quý độc giả luôn ủng họ caythuoc.org trong thời gian tới, và mong nhận được nhiều bình luận, chia sẻ của quý độc giả.

Xin chân thành cảm ơn !

Nguồn tham khảo
  1. Sâm cau, Sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” – Đỗ Tất Lợi – Nhà xuất bản y học năm 2004 – Bản in trang 910, ngày tham khảo 11 tháng 5 năm 2020.
  2. Bồng bồng, Nhiều tác giả, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập 1, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2004, trang 265, 266, ngày tham khảo 11 tháng 5 năm 2020.
  3. Dracaena angustifolia, https://vi.wikipedia.org/wiki/Dracaena_angustifolia, ngày truy cập 11 tháng 5 năm 2020.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0
Hỏi đáp
Nhắn tin
Gọi điện