Sâm cau đỏ có phải cây bồng bồng; cách phân biệt sâm cau, bồng bồng ( 10)

Thời gian qua có rất nhiều bạn đọc quan tâm đến vị thuốc sâm cau. Tuy nhiên lại có rất nhiều bạn nghi ngờ rằng củ sâm cau đỏ là rễ của cây bồng. Vậy thực hư chuyện này ra sao ? Có đúng củ sâm cau đỏ là rễ cây bồng bồng hay không ?

Cây bồng bông là cây gì ?

Lục tìm rất nhiều cuốn sách y học cổ truyền chúng tôi đã tìm được vị thuốc có tên gọi cây bồng bồng. Trong cuốn sách “Những cây thuốc vị thuốc Việt Nam” giáo sư Đỗ Tất Lợi có viết: Cây bồng bồng còn có tên gọi là cây nam tỳ bà hay dân ta thường gọi là cây lá hen (Một vị thuốc nam có công dụng điều trị bệnh hen).

Cây bồng bồng là loài cây thân gỗ nhỏ có thể cao từ 5 đến 7 m, lá có hình dáng giống lá mít và có lớp lông mỏng. Cây mọc rải rác khắp các vùng ven biển nước ta.

Các bạn có thể tìm hiểu thêm về cây bồng bồng tại bài viết: Công dụng của cây bồng bồng (Cây lá hen).

Hình ảnh cây bồng bồng
Hình 1 Hình ảnh cây bồng bồng
Cây sâm cau đỏ
Hình 2: Hình ảnh một loài cây có hình dáng khá giống với sâm cau đỏ nhưng không phải
Hình 5: Hình ảnh thân lá sâm cau đỏ đào từ rừng tự nhiên
Hình 3: Hình ảnh thân lá sâm cau đỏ đào từ rừng tự nhiên
Củ sâm cau đỏ đào được
Hình 4: Củ sâm cau đỏ đào được

Có phải sâm cau đỏ chính là cây bồng bồng ?

Từ những thông tin trên chúng ta có thể khẳng định ngay sâm cau đỏ không phải là cây Bồng Bồng như một số tờ báo mạng đã đăng tin vì các lý do sau (Phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa cây bồng bồng và cây sâm cau đỏ):

Thân cây:

  • Cây bồng bồng là cây thân gỗ có chiều cao từ 5 đến 7m.
  • Sâm cau đỏ: lá cây thân thảo, chiều cao dưới 1m.

Lá cây:

  • Cây bồng bồng: lá hình bầu dục gần giống hình lá mít.
  • Sâm cau đỏ: lá thuôn dài.

Rễ cây:

  • Cây bồng bồng: Là cây thân gỗ nên không có củ, rễ bồng bồng rất cứng, không sử dụng được.
  • Sâm cau đỏ: Có củ màu đỏ, mùi thơm vị ngọt nhẹ.

Từ những thông tin trên chúng ta có thể khẳng định được rằng sâm cau đỏ không phải là cây bồng bồng như các bài báo đã đăng tin vô căn cứ.

Ngoài ra còn có một loại cây khác có hình dáng thân, lá khá giống với sâm đỏ, khiến các bạn rất dễ nhầm lẫn. Tuy nhiên nếu để ý bạn sẽ thấy khác biệt là: Gốc lá sâm cau đỏ nhỏ hơn gốc lá loài cây kia và đặc biệt là củ sâm có màu đỏ còn loại kia không có củ mà chỉ là những chùm rễ màu trắng đen. Xem hình 2,3,4 để thấy rõ hơn.

    Để lại thông tin để chúng tôi tư vấn trong thời gian sớm nhất.

    Vì sao có sự nhầm lẫn nghiêm trọng này ?

    Hiện nay mày tự nhiên có hai loại sâm cau là sâm cau đỏ và sâm cau đen (tiên mao). Do chưa nắm chắc được các kiến thức về thảo dược nên một số tờ báo đã vội đăng thông tin chưa chính xác về cây sâm cau. Vội nhầm tưởng cho rằng cây sâm cau đỏ chính là cây bồng bồng trong khi chưa nghiên cứu kỹ về các loại thảo dược trong tự nhiên của nước ta.

    Chúng tôi rất mong các tờ báo này sẽ sớm cập nhật thông tin đính chính lại những thông tin chưa chính xác để người dùng có thể yên tâm sử dụng vị thuốc sâm cau đỏ, để dân ta không lãng phí mất một vị thuốc bổ cực tốt cho sức khỏe sinh lý.

    HỎI ĐÁP CÙNG CHUYÊN GIA

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    10 câu hỏi về “Sâm cau đỏ có phải cây bồng bồng; cách phân biệt sâm cau, bồng bồng ( 10)

    1. Avatar
      Nghiêm văn sơn hỏi:

      Cây bồng bồng cũng giống cây sâm cău hoa bồng bồng nấu với trái hến ngọt tuyệt các nhà thuốc chưa được ân à?

    2. Avatar
      Nhi To hỏi:

      tác giả bài viết đã tra cưu tập sách “1000 cây thuốc vafc động vật làm thuốc của” Viện dược liệu chưa mà đã khẳng định là báo viết sai. Nếu theo tập sách này thì sâm cau đỏ chả có tác dụng bổ thận tráng dương nào hết.
      Cai tên Việt Nam là gì không quan trọng, quan trọng là tên la tinh thôi. Kiểu như quả mận của miền bắc khác mận miền nam, mận miền nam chính là quả Doi của miền bắc

      • Avatar
        Nguyen Thantuan hỏi:

        Trong bài báo này hình ảnh đầu tiên quê tôi (Quảng nam) gọi là cây bồng bồng,sâm nam,hồng sâm.Chính bản thân tôi đã sử dụng trên 30 năm và đã chứng minh được công dung: Giải nhiệt, giải độc , tiêu viêm , bổ mát. Bộ phận dùng:chủ yếu là rễ củ và hoa. Liều lượng không sợ quá liều có thể dùng củ xắt lát tươi nấu uống nấu càng cao đặc có vị ngọt của mật.giải độc tốt cho người bị độc về gan và thận,nhiệt người do mất nhiều mồ hôi lao động quá sức..v..v nước tiểu vàng nóng,gắt đái chỉ cần dùng 2 hôm là thấy rõ kết quả. Hạn chế đối với trẻ nhỏ và nhất là người yếu tì vị có thể gây đau bụng bởi tính bổ mát của thuốc

      • Avatar
        Trần Đức Sỉ hỏi:

        Cây hình đầu là sâm cau. Ai nói không phải thì chưa hề ăn hay ngậm sâm, kẹo sâm rồi. Mùi vị và hương thơm giống 100%

    10
    Hỏi đáp
    Nhắn tin
    Gọi điện