Rượu kỵ gì? Uống rượu cần tránh 9 thứ này

Ai cũng biết uống rượu có hại nhiều hơn có lợi, tuy nhiên, trong một số trường hợp, người ta vẫn phải uống rượu để xã giao. Thậm chí, có người còn nghiện rượu, hôm nào không có rượu là không chịu nổi.

Thật ra, uống rượu hay không là sự cân nhắc và lựa chọn của mỗi người. Tuy nhiên nhiều bạn vãn chưa biết rượu kỵ gì, nếu đã uống rượu thì bạn cần tránh những món sau đây vì chúng kỵ nhau, nếu dùng chung sẽ gây bất lợi cho cơ thể (1).

1. Rượu kỵ ớt chuông

Vâng, trong các bữa tiệc rượu thường có món ớt chuông xào thập cẩm. Tuy nhiên, bạn có biết, ớt chuông và rượu đều khiến cơ thể sinh nhiệt?

Vì vậy, bạn không nên dùng hai thứ này cùng lúc nhé (vì sẽ gây tổn hại cơ thể).

Rượu kỵ gì đó là Ớt chuông xào thịt bò - món ăn nhiều người yêu thích
Ớt chuông xào thịt bò – món ăn nhiều người yêu thích

Bia rượu kỵ gì

2. Rượu kỵ sữa

Vâng, đã uống rượu thì không nên uống sữa (và ngược lại).

Đó là vì rượu kỵ với sữa, nếu uống cùng nhau sẽ làm cho giá trị dinh dưỡng của sữa bị giảm đi đáng kể.

3. Rượu kỵ khoai lang

Rượu và khoai lang không hợp nhau. Nếu uống rượu và ăn khoai lang cùng một thời điểm thì thức ăn sẽ bị tích tụ trong bao tử và ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa.

Vì vậy, lần sau, nếu có khề khà chén rượu làng cùng bạn bè thì hãy tránh khoai lang, bạn nhé!

4. Rượu kỵ trái hồng

Trái hồng ngọt ngào, thơm ngon, tuy nhiên, nó lại chứa nhiều chất xơ và các chất dễ kết tủa. Vì vậy, nếu uống rượu và ăn hồng cùng lúc thì:

  • Dạ dày sẽ tiết ra nhiều dịch tiêu hóa hơn (do rượu kích thích).
  • Dịch tiêu hóa gặp axit tannic có trong trái hồng (đặc biệt là những trái còn chát) thì sẽ xảy ra phản ứng kết tủa, tạo thành những chất khó tan và gây tắc nghẽn đường ruột.
Quả hồng chín
Quả hồng chín

5. Rượu kỵ với món thịt hun khói

Vâng. Có lẽ đây là tin buồn đối với những người hay uống rượu.

Rượu đa phần gây hại cho cơ thể và thịt hun khói cũng như vậy. Nhiều năm qua, các chuyên gia sức khỏe đều lên tiếng cảnh báo mọi người về nguy cơ gây ung thư của thịt hun khói – một trong những món ăn chứa nhiều tác nhân gây ung thư. Đặc biệt, khi có rượu là chất dẫn thì các tác nhân gây ung thư càng tiến sâu vào cơ thể hơn.

Vì hãy, dù thèm đến cỡ nào thì cũng không nên ăn thịt hun khói khi đang uống rượu, bạn nhé!

6. Rượu kỵ với quả óc chó

Quả óc chó thì chúng ta ít khi ăn nhưng trong một số dịp nhất định, nó vẫn được đem ra mời khách.

Lúc này, nếu bạn đã uống rượu thì hãy từ chối quả óc chó nhé! Vì sao ư? Vì quả óc chó – mặc dù mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng – nhưng lại có tính nóng. Vì vậy, nếu ăn quả óc chó và uống rượu cùng lúc thì sẽ làm cơ thể sinh nhiệt, dễ dẫn đến ho khan (hoặc tệ hơn là chảy máu cam…).

7. Rượu kỵ thực phẩm cay

Thực phẩm cay có tính nóng, làm giãn nỡ… Vì vậy, nếu dùng cùng với rượu thì sẽ khiến các mạch máu ở hệ thần kinh bị giãn nở, làm cho cơ thể mệt mỏi.

8. Rượu kỵ củ mài

Rượu có tính kích thích, thúc cơ thể tiết ra nhiều dịch tiêu hóa. Vì vậy, nếu ăn cùng củ mài (có chứa axit tannic) thì sẽ dễ sinh ra kết tủa, làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

rượu kỵ gì Củ mài
Rượu kỵ gì? đó là Củ mài

9. Rượu kỵ nước uống có gas

Các loại nước uống có gas như cocacola, pepsi, tăng lực, sting… đều gây kích thích niêm mạc dạ dày, làm cho cơ thể hấp thu rượu nhanh hơn và mau say hơn.

Vì vậy, khi uống rượu thì không nên uống các loại nước có gas – điều này thì những người thường uống rượu cũng đã biết rồi, phải không ạ!

Ai không nên uống rượu?

Một số trường hợp sau không nên uống rượu, đó là:

  • Người bị thiếu máu, táo bón, nóng nhiệt, khô miệng… không nên uống rượu.
  • Người bị cao huyết áp, bị gút, bệnh mạch vành, tiểu đường… không nên uống rượu.
  • Người bị mỡ máu cao, viêm gan, thân nhiệt cao… cũng không nên uống rượu.
  • Người hay bị viêm nhiễm không nên uống rượu.

Một số lời khuyên bổ ích khi dùng rượu

  • Không nên cho rượu vào nồi để hâm nóng trực tiếp. Nếu muốn hâm nóng, bạn hãy hấp (đun cách thủy) ở nhiệt độ thấp, khoảng 20 độ là được.
  • Khi bị say rượu, bạn có thể giải rượu bằng cách uống nước ép cam, nước mía hoặc nước ép củ cải trắng…
  • Không nên uống rượu để dễ ngủ vì đây là quan niệm sai lầm. Giấc ngủ do rượu gây ra không giúp não được nghỉ ngơi mà ngược lại, nó còn khiến cho bạn bị mệt mỏi khi thức dậy (thậm chí còn có thể dẫn đến rối loạn hô hấp).
  • Không nên uống rượu chỉ để giữ ấm vào mùa lạnh vì nó không hiệu quả. Trên thực tế, đó chỉ là sự đánh lừa cảm giác. Sau khi uống rượu, máu trong cơ thể lưu thông nhanh hơn, các mạch máu cũng giãn nở nhiều hơn và một phần trung khu thần kinh sẽ bị tê liệt. Vì vậy, cơ thể sẽ bị mất ý thức tạm thời đối với môi trường và nhiệt độ xung quanh. Vì vậy, chúng ta thường thấy bớt lạnh sau khi uống chút rượu.
  • Không nên tắm ngay sau khi tỉnh rượu vì như thế sẽ khiến cơ thể dễ bị bị tụt đường huyết đột ngột, thậm chí dẫn đến đột quỵ, trụy tim…

Cuối cùng, cần phải nói rằng rượu cũng có những công dụng riêng của nó, là chất dẫn thuốc và cũng là vị thuốc. Tuy nhiên, nếu lạm dụng hoặc dùng sai cách thì rượu sẽ là “thuốc độc” tàn phá cuộc đời của bạn.

“Khi say đánh bậy nhau rồi

Tỉnh ra mới biết là người anh em” (2).

  1. Thôi Hiểu Lê, Kỵ và hợp trong ăn uống, NXB Phụ nữ, trang 104[]
  2. Những câu ca dao, tục ngữ đặc sắc về rượu 2[]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0
Hỏi đáp
Nhắn tin
Gọi điện