Quả hồng châu bộ phận nào gây ngộ độc chết người

Vì sao ăn quả hồng châu ngộ độc

Có một loại quả với tên gọi rất ngọc ngà nhưng lại có độc tính nguy hiểm bậc nhất, bạn biết đó là loại quả nào không ? Vâng đó chính là quả hồng châu, loại quả mang độc tính alcaloid chủ yếu chứa trong hạt quả, loại chất độc chưa có thuốc giải.

Một số thông tin về quả hồng châu

Hồng châu còn có tên gọi khác là cây khua mật, cây dom… Tên khoa học Capparis versicolor Griff, thuộc họ bạch hoa.

Đây là một dạng cây dây leo, sống lâu năm, thân cây có thể đạt đường kính khoảng 3cm, thân có gai nhọn, lá mỏng mềm hình mũi mác. Ngoài ra có một đặc điểm khiến nhiều trẻ nhỏ thu hút đó là quả của cây này.

Quả hồng châu có dạng hình cầu, kích thước gần bằng quả bóng bàn, khi quả chín có màu tím thẫm, hình dáng giống quả vú sữa nhưng có kích thước nhỏ hơn. Đây chính là đặc điểm vô cùng nguy hiểm, bởi trẻ nhỏ thường bị thu hút với những loại trái cây bóng đẹp, kích thước lớn, trẻ có thể bị nhầm lẫn với cây vú sữa.

Bên trong quả hồng châu có lớp cùi màu trắng sữa, cũng khá giống trái vú sữa, bao quanh lớp cùi là hạt, mỗi quả chứa khoảng 5-6 hạt. Theo các chuyên gia, hạt hồng châu là phần chứa chất độc alcaloid, loại chất độc chết người và hiện chưa có thuốc giải.

Quả hồng châu
Bên trong quả hồng châu

Quả hồng châu độc đến mức độ nào ?

Cùi quả được cho là không chứa độc, phần chứa chất độc alcaloid là nhân hạt, chỉ cần một lượng nhỏ độc chất alcaloid vào cơ thể có thể gây phù phổi, phù tim, nạn nhân có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Tại Hà Giang, liên tiếp vào tháng 7 và tháng 8 năm 2023 tại Hà Giang đã có 2 vụ trẻ nhỏ bị ngộ độc do ăn quả hồng châu, trong đó có một cháu đã tử vong.

Lá và trái hồng trâu
Lá và trái hồng trâu

Cách nhận biết quả hồng châu

Quả hồng châu có thể bị nhầm lẫn với các loại cây ăn quả khác như cây: Dâu da đất, cây vú sữa vì có hình dáng gần giống, chỉ khác quả hồng châu có kích thước nhỏ hơn và là cây thân dây, trong khi các loại cây kia là cây thân gỗ.

Điều quan trọng hơn cả, đó là tuyệt đối không ăn những loại trái cây hoang dại, nhất là những loại quả có màu sắc sặc sỡ, quả to tròn đẹp thì lại càng không nên thử, bởi các loại cây dại tiềm ẩn nguy cơ ăn nhầm phải các loại cây độc rất cao.

Cách xử trí khi bị ngộ độc trái hồng châu

Do chưa có thuốc giải độc trái hồng châu nên biện pháp cấp cứu người bị ngộ độc hiệu quả nhất là gây nôn, hô hấp nhân tạo ngay lập tức nếu nạ nhân có dấu hiệu ngừng tim, ngừng thở.

  • Gây nôn, có thể dùng biện pháp cơ học hoặc dùng thuốc. 
    • Biện pháp cơ học: Cho nạn nhân uống một cốc nước. Đặt nạn nhân ở tư thế cúi cổ, dùng ngón tay ấn vào dưới cuống lưỡi gần vòm họng (Lưu ý, khi làm cách này, nên dùng dụng để tránh trường hợp nạn nhân cắn vào tay người gây nôn)
    • Biện pháp dùng thuốc: Dùng thuốc gây nôn theo chỉ định của các bác sĩ.
  • Cung cấp đủ nước uống cho nạn nhân trong quá trình sơ cứu.
  • Đưa nạn nhân đi cấp cứu ở các cơ sở y tế gần nhấp để được cấp cứu kịp thời.

Những điều cần làm ngay

Theo các chuyên gia, chất độc alcaloid hiện nay vẫn chưa có thuốc giải, vì vậy việc tuyên truyền giáo dục cho trẻ nhỏ ngày từ trên ghế nhà trường và gia đình về nguy cơ ngộ độc từ các loại trái cây dại đặc biệt trái hồng châu là vô cùng quan trọng. Ngoài ra cần trang bị cho người dân cách xơ cứu đối với các nạn nhân bị ngộ độc là vô cùng cần thiết.

Tuyệt đối không xờ, thử hay nếm thử các loại trái cây dại, bởi một số loại cây còn gây ngứa móc, phồng rộp khi chạm phải chúng.

Phát quang phá bỏ những cây trái, những loại cây có độc tính nguy hiểm chết người, nhất là những cây mọc ở gần khu có người dân sinh sống: như cây hồng châu, cây lá ngón để hạn chế thấp nhất nguy cơ trẻ nhỏ bị ngộ độc do ăn phải quả của những loại trái cây này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0
Hỏi đáp
Nhắn tin
Gọi điện