- Tên gọi khác: Cây nê
- Tên khoa học: Annona reticulata, thuộc họ na (mãng cầu) (1)
- Tính vị: Vị ngọt, tính mát.
- Công dụng chính: Điều trị bệnh lao phổi, bệnh xương khớp, hỗ trợ điều trị tiểu đường.
Bị nổi mề đay thực sự không dễ chịu chút nào! Ai đã từng trải qua chứng bệnh này ắt hẳn vẫn còn nhớ cái cảm giác ngứa ngáy, bứt rứt bởi những mẩn đỏ nổi khắp người. Có một cách điều trị rất đơn giản bằng lá cây bình bát.
Lúc còn nhỏ, mỗi năm tôi lại bị nổi mề đay ít nhất một lần. Còn nhớ, ngày hôm đó sau khi đi học về, tôi có cảm giác ngứa ngáy, nóng trong người và thấy mặt mình trong gương có một ít mẩn đỏ. Tay và cổ cũng vậy. Tuy nhiên, vì nghĩ rằng do bụi bặm nên tôi cũng không để ý nhiều cho đến khi cha tôi thấy và la lên: “Trời ơi, coi mặt mày mình mẩy nó kìa! Sâu bắn hay sao mà thấy ghê vậy!”. Đến lúc ấy thì tôi mới thực sự hoang mang khi thấy khắp người mình đều có những mẩn đỏ như thế, nhất là vùng cổ. Mẹ tôi liền mua cho tôi một vỉ thuốc trị bệnh nổi mề đay. Viên thuốc dạng tròn, dẹp, có màu đen và được áo một lớp đường ở ngoài nên hiển nhiên tôi rất thích.
Thế nhưng, ngày hôm sau thức dậy, những mẩn đỏ vẫn còn. Lúc này thì tôi lo lắng thật vì chiều hôm đó còn phải đến trường. Tôi chừng như muốn khóc. Thấy thế, mẹ tôi cắp nón đi đâu đó và lát sau bà ôm về cho tôi một sấp lá. Bà bảo: “Con đem đống lá này vô nhà tắm, đốt lên rồi cởi hết quần áo ra, đứng xông khói đến khi mồ hôi đổ ra là hết bệnh”. Tôi nghe nhưng vẫn đứng im đó. Đốt lá mà cũng hết bệnh sao? Thấy tôi có vẻ ngán ngẩm và nghi ngờ, mẹ tôi nhấn mạnh: “Mẹ đã trị mấy chục lần rồi. Cái này còn hay hơn thuốc nữa đó. Đi lẹ đi để chiều còn đi học”. Tôi đến bên đám lá và nhìn kỹ. Thì ra là mấy nhánh lá bình bát còn tươi và một sấp lá nhà cũ rách (lá dừa nước dùng để lợp nhà – sau này tôi mới biết đó là sấp lá được rút từ cái mái chuồng heo của dì Sáu).
Thế là tôi nửa tin nửa ngờ làm theo lời mẹ dạy. Lửa bắt vào sấp lá nhà rất mau và hơi chậm hơn khi bắt đến những nhánh lá bình bát tươi. Ngọn lửa chập chờn và để lại những tiếng nổ lách tách. Mẹ tôi nhắc: “Để cái hộp quẹt ra xa nghe. Chụm lửa nhỏ thôi, coi chừng cháy nhà. Con nhớ lá nhà khô thì để ở dưới, lá bình bát tươi để ở trên thì mới có khói nghe.”. Tôi làm theo và khói nhiều thật. Khói làm mắt tôi cay sè. Mũi tôi cũng cay và lát sau, tôi chảy nước mắt ròng ròng và sặc khói, ho sặc sụa. Tôi lấy áo đậy mặt lại, vừa đậy vừa khóc ấm ức vì tức căn bệnh đã hành hạ mình khổ sở thế này.
Thế rồi khoảng 10 phút đám lá cũng đốt hết, khói cũng hết. Tôi bơ phờ, mồ hôi rũ rượi, đầu tóc rối bù và đi tắm, cảm giác như khối gánh nặng vừa được trút xong.
Kỳ diệu thay! Khoảng đến gần trưa thì những mẩn đỏ đã biến mất gần hết. Tôi mừng vui chuẩn bị đến trường và kể lại cho những đứa bạn cùng lớp nghe.
Có đến mấy năm sau đó nữa, năm nào tôi cũng bị nổi mề đay một lần và càng ra gió nhiều thì càng nổi nhiều. Tôi không sợ bởi tôi đã biết cách điều trị nó. Theo quan niệm dân gian, lá nhà càng cũ rách thì đem xông khói càng hiệu quả và nếu không có lá nhà thì chỉ xông khói bằng lá bình bát cũng có thể điều trị được chứng bệnh này.
Mặc dù đây chỉ là bài thuốc dân gian nhưng chính tôi đã nhiều lần thử nghiệm. Ngày nay, lá nhà thì tương đối khó tìm nhưng cây bình bát thì vẫn còn nhiều. Chúng mọc men theo những cánh đồng, bờ ao… Hiển nhiên, cách điều trị này làm người bệnh hơi “vất vả” một chút nhưng lại dễ thực hiện và không tốn kém. Đối với tôi, nó thực sự hiệu quả.
Những công dụng nổi bật của cây bình bát
Ngoài công dụng điều trị nổi mề đay, cây bình bát còn được dân gian sử dụng điều trị nhiều căn bệnh khác như:
- Điều trị bệnh lao phổi bằng thân cây bình bát
- Điều trị bệnh xương khớp bằng thân trái bình bát
- Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường bằng lá bình bát.
Cách dùng cây bình bát
Điều trị lao phổi: Thân bình bát thái mỏng, phơi khô 20g. Đun với khoảng 1,2 lít nước để uống hàng ngày.
Điều trị bệnh xương khớp: Lấy trái bình bát đập dập, hơ nóng, chườm vào nơi bị đau nhức nhức hoặc nếu đau ở phần lưng bạn có thể để trái bình bát hơ nóng trên giường rồi nằm đè lên trên. Cách này giúp đánh tan các cơn đau ở vùng cơ và vùng khớp rất hiệu quả.
Điều trị bệnh tiểu đường; Quả bình bát non bỏ hạt, thái mỏng phơi khô 5g, đun nước uống hàng ngày. Đây là cách làm đơn giản giúp nhiều bệnh nhân tiểu đường ổn định được đường huyết sau một thời gian ngắn.
Cây bình bát mọc ở đâu?
Loài cây này mọc phổ biến ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ và miền Tây Nam Bộ. Là loài cây ăn quả thường cao từ 3 đến 5 m, mọc ở ven các ao hồ. Nhiều gia đình cũng có trồng loại cây này trong nhà để lấy quả và làm cây để ghép. Vì vậy sẽ rất tiện lợi trong quá trình thu hái, sử dụng để làm thuốc.
Nguồn tham khảo
(Tuyết Nhi)
Nguyễn thành duy –
Lá bình bát có thể dùng tươi nấu nc uống được khộng ak
Cayhuoc org (Dược sĩ) –
Chào bạn, dân gian thường dùng thân và quả bình bát làm thuốc, chưa thấy dùng lá bạn nhé.
Cayhuoc org (Dược sĩ) –
Bạn không nên dùng lá nha
Khách –
Trai binh bbat phoi kho uong co tri dc xuong khop ko ah
Caythuoc.org (Dược sĩ) –
Choà bạn, dân gian chỉ dùng thân bình bát làm thuốc và không dùng quả làm thuốc bạn nhé
Phan Thi Duyên –
Cây bình bát có thể trị viên phế quản dạng hen suyen không ạ
Caythuoc.org (Dược sĩ) –
Theo kinh nghiệm dân gian để cây bình bát có tác dụng tốt cho bệnh lao phổi. Đối với bệnh viêm phế quản và hen suyễn bạn nên tham khảo uống cây bọ mắm, kết hợp với củ mạch môn và bách hợp sẽ có tác dụng tốt hơn.
Hãy liên hệ với nhà thuốc qua số 097 878 4411 để được hỗ trợ thêm bạn nhé.
Nguyễn Văn Hợp –
Tôi có hút thuốc nhiều có ho một vài tiếng cảm giác nặng ngực và hít sâu vào bị thiếu hơi vậy cho tôi hỏi có nên dùng là bình bát nấu nước uống ko vậy bác si
Caythuoc.org (Dược sĩ) –
Để bổ phổi bạn cũng nên uống bình bát hoặc củ mạch môn để uống hàng ngày giúp bổ phổi và lợi phổi tốt hơn
Hoàng hương –
Phụ nữ mang thai có uống được thân cây bình bát không
Caythuoc.org (Dược sĩ) –
Phụ nữ mang thai không nên dùng cây bình bát bạn nhé.
hà ly trịnh –
Trẻ em 2 tuổi rưỡi có thể uống thân cây bình bát để ngăn ngừa ung thư phổi đc không ạ
Caythuoc.org (Dược sĩ) –
Chào bạn trẻ 2 tuổi thì không nên dùng bạn nhé
Nguyễn khắc phùng –
Cho e hỏi là trẻ em 1 tuổi có thể uống thân cây bình bát nấu lên để phòng ngừa bịnh lao phổi không ạ.?
Caythuoc.org (Dược sĩ) –
CHào bạn, trẻ 1 tuổi thì chưa nên dùng bạn nhé.
Lộc Hiệp –
công dụng trị tiểu đường của trái bình bát non có tài liệu minh chứng nào không ạ ? nếu có mong bác sĩ cho em xin một ít thông tin
Caythuoc.org (Dược sĩ) –
Chào bạn đây là những công dụng dựa theo kinh nghiệm dân gian bạn nhé
nguyễn thị thắm –
bs cho em hỏi là cây bình bát nấu nước uống được không
Caythuoc.org (Dược sĩ) –
Bạn dùng đc bạn nhé
Nguyên –
Bạn ơi cho mình hỏi, tiệm thuốc có giao hàng tận nhà k ạ?
Caythuoc.org (Dược sĩ) –
Chào bạn, nhà thuốc có giao tận nhà bạn nhé. Hãy liên hệ với nhà thuốc qua SĐT 0978784411 để được tư vấn thêm.