Chắc hẳn trong chúng ta hầu như ai cũng đã biết đến vị thuốc kỷ tử đỏ, một vị thuốc bổ rất thông dụng trong Đông y. Tuy vậy với hắc kỷ tử thì có lẽ còn rất ít người biết tới vị thuốc này. Hắc kỷ tử có điểm gì giống và khác nhau với câu kỷ tử, ở bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
Tên khoa học
Lycium ruthenicum Murray, cây thuộc họ cà (1) (7).
Tên gọi khác: kỷ tử đen (hắc có nghĩa là đen) loại quả này có màu đen nhánh chứ không có màu đỏ như câu kỷ tử.
Mô tả kỷ tử đen
- Là dạng cây thân gỗ nhỏ, có thể cao tới 2 mét, thân cành màu nâu, có nhiều gai nhọn và dài trên các cành.
- Lá thu nhỏ, dầy và tròn dài nhìn tương tự lá chổi sể (hay lá cây mười giờ).
- Quả hình cầu, khi chín có màu đen, khi phơi khô quả tóp lại, khi ngâm rượu hay pha nước sôi từ quả sẽ ngâm ra nước màu tím thẫm.
- Hạt nhỏ hình trái thận.
Mời các bạn xem hình ảnh kỷ tử đen để thấy rõ hơn mô tả.

Hắc kỷ tử mọc ở đâu ?
Cây thường mọc ở những vùng khí hậu khô cằn như hoang mạc, sa mạc. Được biết loài cây này không có ở Việt Nam, cây có nguồn gốc từ khi tự trị Tây Tạng – Trung Quốc (Nơi có khí hậu khô cằn, khắc nghiệt lại thích hợp cho loài cây này phát triển).
Chế biến và thu hái làm thuốc
Theo thông tin tại báo Suckhoedoisong.vn hắc kỷ tử được cho là có hiệu quả tốt hơn nhiều so với kỷ tử đỏ, được phụ nữ Tây Tạng sử dụng như một loại mỹ phẩm thiên nhiên với công dụng làm đẹp (2).
Bộ phận dùng làm thuốc của loài cây này đó là quả, quả hắc kỷ tử có màu đen thẫm khi chín. Người dân thường thu hái vào tháng 9, tháng 10 hàng năm, sau đó đem phơi khô để dùng dần.

Tính vị
Hắc kỷ tử có vị ngọt, tính bình, tác dụng bổ gan và thận (2).
Công dụng chính của vị thuốc hắc kỷ tử
Kỷ tử đen là vị thuốc quý ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở khu tự trị tây Tạng – Trung Quốc, tại đây người ta coi hắc kỷ tử như một loại trái cây đặc biệt cho sức khỏe và sắc đẹp. Ở nước ta hắc kỷ tử mới được biết đến và sử dụng một vài năm gần đây, hắc kỷ tử có những công dụng sau:

Cách dùng hắc kỷ tử
Một vị thuốc với vô vàn những lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt đáng mừng hơn cả là cách dùng hắc kỷ tử rất đơn giản, bạn có thể dùng pha hãm như một loại trà thảo dược hay ngâm rượu sử dụng như một loại đồ uống hàng ngày, cách dùng cụ thể như sau:
Hãm nước:
- Liều lượng: 10g – 20g quả khô/ngày, nên chia làm 2 lần pha hãm, vào buổi sáng và buổi chiều.
- Cách dùng: Lấy khoảng 5g ~ 10g quả khô bạn đem tráng qua nước sôi 1 lần cho sạch, sau đó chế thêm khoảng 250ml nước sôi để nguội còn khoảng 60 độ, hãm trong thời gian khoảng 15 phút là dùng được.
- Sử dụng: Nước hắc kỷ tử có màu tím trong rất đẹp mắt, trà có vị ngọt uống rất thích. Nếu vào mùa nắng nóng bạn có thể để ngăn mát tủ lạnh, hoặc thêm vài miếng đá lạnh sẽ rất mát và bổ dưỡng.
- Đây sẽ là loại trà thảo dược tuyệt vời cho các chị em, nếu anh em tâm lý mua dành tặng chị em loại quả này thì chắc chắn các chị em sẽ thích thú vô cùng bởi vì vẻ đẹp và hiệu quả đối với sức khỏe mà nó mang lại.
Ngâm rượu hắc kỷ tử
Ngoài hãm trà uống, một cách dùng nữa mà anh em có thể áp dụng đó là ngâm rượu, cách ngâm cũng vô cùng đơn giản như sau.
- Tỷ lệ: 1kg khô ngâm với khoảng 5 lít đến 6 lít rượu gạo 40 độ.
- Cách ngâm: Ngâm trong thời gian khoảng 15 ngày là dùng được, rượu có màu tím tươi, vị ngọt, sẽ là một loại đồ uống bắt mắt và mang lại nhiều dư vị khó quên cho các thực khách.
Lưu ý khi dùng hắc kỷ tử
- Ngâm rượu hắc kỷ tử bạn không nên sao vàng, bởi sao vàng ở nhiệt độ cao có thể làm giảm đi tác dụng.
- Khi pha hãm bạn cũng không nên hãm bằng nước sôi quá 60 độ, bởi hắc kỷ tử bị giảm dược tính ở nhiệt độ cao.

Những nghiên cứu khoa học về hắc kỷ tử
Tìm hiểu về hắc kỷ tử chúng tôi nhận thấy có đến hàng trăm những nghiên cứu về loại quả này, dưới đây là những nghiên cứu điển hình về quả kỷ tử đen Tây Tạng.
Chống oxy hóa: Nhóm nghiên cứu tại Đại học Khoa học và Công nghệ Thực phẩm, Đại học Nông nghiệp Nam Kinh, Trung Quốc đã tiến hành thử nghiệm về chiết xuất quả kỷ tử đen tại Tây Tạng. Kết quả nghiên cứu đã xác định được hoạt động chống oxy hóa mạnh mẽ của loại quả này và hoạt động giảm peroxid hóa lipid và điều hòa các enzyme chống oxy hóa nội sinh (3).
Hạ đường huyết: Thí nghiệm sử dụng chiết xuất từ quả kỷ tử đen trên cơ thể chuột của nhóm nghiên cứu Đại học Khoa học Đời sống và Hóa học, Đại học Sư phạm Tân Cương, Trung Quốc cho thấy khả năng hạ đường huyết, và tăng cường khả năng chống oxy hóa ở chuột mắc bệnh tiểu đường do alloxan gây ra (4).
Thúc đẩy hệ vi sinh vật đường ruột: Nghiên cứu về chiết xuất từ quả kỷ tử đen, Đại học Khoa học và Công nghệ Thực phẩm, Đại học Nông nghiệp Nam Kinh, Giang Tô, Trung Quốc đã xác định được hoạt động thúc đẩy hệ vi sinh vật đường ruột trên cơ thể chuột của loại quả đặc biệt này (5).
Hoạt động bảo vệ hệ thần kinh trung ương: Quá trình phân tích thành phần hóa học, định tính, định lượng của trái kỷ tử đen Tây Tạng; nhóm nghiên cứu tại Khoa Dược, Bệnh viện Đa khoa Đại học Y Ninh Hạ, Trung Quốc xác định hoạt động giảm thoái hóa thần kinh liên quan đến stress oxy hóa. Được nhóm nghiên cứu đánh giá đây là loại thực phẩm có lợi cho hệ thần kinh trung ương (6).
Hắc kỷ tử giá bao nhiêu tiền 1kg ?
Có công dụng hơn hẳn kỷ tử đỏ, đồng thời cộng với độ hiếm và mức độ phổ biến còn thấp hơn so với vị thuốc kỷ tử đỏ nên hắc kỷ tử có giá bán cao hơn là điều không thể tránh khỏi. Hiện nay giá bán kỷ tử đen trên thị trường giao động từ 400.000đ ~ 500.000đ/kg khô.
Giá bán tại caythuoc.org: 390k/kg
- Kỷ tử, Sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” – Đỗ Tất Lợi – Nhà xuất bản y học năm 2004 – Bản in trang 850, 851, ngày tham khảo 29 tháng 3 năm 2020.
- Hắc kỷ tử – trái cây của sắc đẹp và trường thọ, https://suckhoedoisong.vn/hac-ky-tu-trai-cay-cua-sac-dep-va-truong-tho-n148519.html, ngày truy cập 30 tháng 3 năm 2020.
- Isolation, antioxidant property and protective effect on PC12 cell of the main anthocyanin in fruit of Lycium ruthenicum Murray, https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S1756464617300142, ngày truy cập 30 tháng 3 năm 2020.
- Study on Hypoglycemic Function of Polysaccharides from Lycium ruthenicum Murr. Fruit and Its Mechanism, http://en.cnki.com.cn/Article_en/CJFDTotal-SPKX200905057.htm, ngày truy cập 30 tháng 3 năm 2020.
- Effects of long-term intake of anthocyanins from Lycium ruthenicum Murray on the organism health and gut microbiota in vivo, https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0963996919308385, ngày truy cập 30 tháng 3 năm 2020.
- Profiles and neuroprotective effects of Lycium ruthenicum polyphenols against oxidative stress‐induced cytotoxicity in PC12 cells, https://onlinelibrary.wiley.com/doi/abs/10.1111/jfbc.13112, ngày truy cập 30 tháng 3 năm 2020.
- Lycium ruthenicum, https://en.wikipedia.org/wiki/Lycium_ruthenicum, ngày truy cập 30 tháng 3 năm 2020.
Huynh thi Thúy Cuc –
Hắc kỷ tử sau khi pha trà để uống có dùng bả để ăn hay vứt bỏ?
Caythuoc.org (Dược sĩ) –
Bạn có thể dùng cả bã hắc kỷ tử được bình thường
Trần Thanh –
Mimhf đag dùng trà táo đỏ, long nhãn, kỷ tử. Vậy giờ dùng thêm kỷ tử đen có đc ko ạ?
Caythuoc.org (Dược sĩ) –
Dạ được anh nhé
Hoàng thị lệ thuỷ –
Chị muốn mua nữa ký kỹ tử đen ,nữa ký đỏ , nữa ký bột tam thất
Caythuoc.org (Dược sĩ) –
Vâg đc ak, để mua Hãy liên hệ với nhà thuốc qua số 097 878 4411 để được hỗ trợ thêm.
Hiền Nguyễn –
Ông xả mình có đặt mua 1kg kỉ tử đen, trong bài ghi khi hãm qua nước 60⁰ , trà sẽ có màu tím .
Nhưng mình pha lại ra màu trà vàng nâu
Caythuoc.org (Dược sĩ) –
Vậy Có thể bạn đặt mua sản phẩm không đúng chủng loại rồi bạn nhé